Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Con đường ngắn từ dạ dày tới nghĩa địa

Nỗi đau ẩn sau sự ô nhiễm môi trường, thực phẩm

Giữa chằng chịt ống truyền hóa chất, những mái đầu tóc rụng lơ thơ, bên cạnh những tiếng hét, tiếng khóc nấc lên rồi bất chợt chìm vào im lặng, là những ánh mắt trong veo, nụ cười hồn nhiên của các bệnh nhi ung thư tại Khoa Nhi – Bệnh viện K3 (Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Các em đang hằng ngày chiến đấu với nỗi đau khủng khiếp của căn bệnh ung thư.
Có thể chết nếu không ăn mỡ
8 thực phẩm bạn đang sử dụng sai cach gây nhiều tác hại
Bộ Y tế ban hành danh mục vi chất dinh dưỡng sử dụng trong thực phẩm
Ung thư, nỗi đau nghiệt ngã
Nhức nhối rác thải y tế: Không điếc mà không sợ súng

Những nỗi đau không nói thành lời

Một buổi sáng đầu đông, trời mưa phùn, khiến cho không gian thêm phần rét buốt. Tiết trời ấy khiến những ánh mắt trầm tư, những giấc ngủ chập chờn, những mái đầu chỉ còn lơ thơ vài cọng tóc của những đứa trẻ bị bệnh ung thư dường như thêm phần ám ảnh. Thế nhưng, khác với tưởng tượng của chúng tôi, khi đặt chân đến tầng 3, Khoa Nhi, Bệnh viện K3, chúng tôi cảm nhận được tận sâu trong những ánh mắt trầm tư ấy, là khát khao chiến thắng bệnh tật. Tiếng cười của các em xóa tan không gian u tịch.

Với nhiều người lớn tuổi, khi đã mang trong mình căn bệnh ung thư, đồng nghĩa với việc “án tử” đã treo lơ lửng trên đầu. Với các bệnh nhi, các em vẫn chưa thể cảm nhận hết được nỗi ám ảnh ấy. Thế nhưng, với cha mẹ các em, việc phải chứng kiến con mình đang gồng mình chống chọi từng cơn đau, từng hơi thở, từng nhịp sống, quả thực là một thử thách không hề nhỏ.

Nỗi đau ẩn sau sự ô nhiễm môi trường, thực phẩm
Bệnh nhi vẫn hồn nhiên trước "án tử" bởi căn bệnh ung thư.

Tại phòng điều trị số 2, Khoa Nhi, chúng tôi gặp một bệnh nhi với mái đầu trọc lốc, gương mặt xanh xao, cánh tay bé xíu đang bị “khóa chặt” bởi nhằng nhịt kim truyền hóa chất sau đợt xạ trị. Em Thành Trung mới 9 tuổi (ở Ninh Bình) đã điều trị ở Bệnh viện K3 được một năm. Em bị ung thư xương và đã phải cắt bỏ một phần chân bên phải đến tận đầu gối và đã trải qua 12 lần điều trị hóa chất. Đau đớn hơn, hiện căn bệnh ung thư của em đã di căn sang phổi, giờ điều trị cũng khác so với những bệnh nhân thông thường, đó là điều trị theo triệu chứng. Chia sẻ với chúng tôi, cậu bé bảo: “Em biết mình không còn sống được lâu nữa, gia đình vì thương nên mới xin cho em vào viện để nhận được sự chăm sóc trong những ngày tháng cuối cùng”.

Nói xong, cậu bé trùm chăn rồi khóc. Sáng nay, đây là lần thứ hai chúng tôi thấy em khóc. Lần trước, là khi có một nhóm từ thiện vào mời em chụp ảnh lưu niệm, nhưng em nhất định không đồng ý và cũng trùm chăn khóc. Để chia sẻ với chúng tôi, cậu bé phải chờ cho mẹ đi ra ngoài em mới nói. Em kể, mẹ và gia đình đã quá vất vả vì mình, em không thể khóc trước mặt mẹ được. Qua những lời tâm sự của cậu bé nghị lực này chúng tôi hiểu rằng, niềm hy vọng của gia đình em giờ đang phải đếm từng ngày…

Giống như Thành Trung, em Lứ Văn Tường (Quan Sơn, Thanh Hóa), mới vào nằm điều trị tại Bệnh viện K3 từ giữa tháng 11/2015, bởi căn bệnh ung thư xương cột sống. Khi phát hiện khối u ở lưng Tường, bố mẹ Tường đã tức tốc đưa em đến Bệnh viện K3 để khám và điều trị. Tưởng chừng khối u chỉ sơ sơ và điều trị ít ngày là xong, thế nhưng, khi đến bệnh viện các bác sĩ đã phải chuyển em xuống ngay phòng hồi sức cấp cứu, vì sức khỏe ngày một xấu đi. Nói về con mình, chị Hương - mẹ Tường - cho biết: “Thằng bé ngoan lắm, mấy hôm trước nó vẫn cười tươi, nhưng gần đây thì nằm im một chỗ. Bệnh tình của cháu ngày một nặng, giờ các bác sĩ phải dùng bình oxy để hỗ trợ cho cháu thở”.

Căn bệnh ung thư của Tường ngày một nặng hơn, khiến cậu bé không thể nằm ngửa được, mà phải nằm nghiêng một bên. Các bác sĩ đã nói với mẹ Tường rằng, khối u đã ăn sâu vào cơ thể, em tiếp tục phải truyền hóa chất thêm một thời gian nữa, khi ấy mới biết được sức khỏe của em có chống chọi được với căn bệnh quái ác đó hay không. Nhìn Tường nằm đó với một mớ máy móc, dây rợ hỗ trợ, thi thoảng lại quằn quại bởi cơn đau ập đến và rồi sau những cơn đau ấy, cậu bé thiếp đi, chúng tôi không khỏi quặn lòng.

Viết tiếp những giấc mơ dang dở

Phải đưa con đến Bệnh viện K3, có lẽ, người cha, người mẹ nào cũng dự đoán được tình huống xấu nhất xảy ra với những đứa con yêu của mình, nhưng tất thảy mọi người đều cố gắng giành giật lại sự sống cho con, bằng mọi giá. Đó là câu chuyện về anh Nguyễn Văn Hiển (Hải Hậu, Nam Định), một năm ròng rã theo con trai lên bệnh viện, dù nguồn sống duy nhất của gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Gia đình đã phải bán đi ngôi nhà hương hỏa, nhưng số tiền lo cho con chữa trị đâu đã thấm. Thế nhưng, lúc nào người cha ấy cũng ở bên con, kiên trì cùng con chiến đấu với bệnh tật. Người đàn ông ấy hiểu rằng, giờ đây, anh mà ngã lòng thì mọi cố gắng của hai cha con anh sẽ thành vô nghĩa.

Còn trường hợp của chị Nguyễn Thị Khuê (Kiến Xương, Thái Bình) cũng đau lòng không kém. Chồng chị mất vì bệnh gan 3 năm trước, cô con nhỏ bị suy tủy phải nằm ở Bệnh viện Bạch Mai đã gần 1 năm, giờ tới lượt cậu con Đức Mạnh lại bị mắc căn bệnh ung thư gan quái ác, khiến chị gần như suy sụp. Thế nhưng, vượt qua những nỗi đau ấy, chị Khuê vẫn gắng gỏi cùng con giành giật sự sống từng ngày. Thế nhưng, đằng sau những nỗi đau, những giọt nước mắt ấy, là một sự hồn nhiên của các em nhỏ, bởi một niềm tin, lạc quan vào tương lai phía trước, để viết tiếp những giấc mơ còn dang dở.

Nỗi đau ẩn sau sự ô nhiễm môi trường, thực phẩm
Em Lứ Văn Tường mệt mỏi sau những đợt xạ trị kéo dài

Nói về ước mơ của mình, em Tiến Dũng (con trai chị Khuê) òa khóc rồi bảo: “Em buồn lắm, em chỉ ước mình không bị cắt chân để được đi học như bạn bè, đi lại như người bình thường. Sau này lớn lên, em sẽ làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người”. Còn bệnh nhi Hà Linh (SN 2011, Phong Thổ, Lai Châu) cho biết, nếu khỏi bệnh em muốn được trở thành giáo viên để dạy chữ cho trẻ em vùng cao. Nhưng, một chân của em đã bị cưa mất, không biết sau này em có còn leo được núi nữa hay không”.

Không bi quan như hai bệnh nhi trên, em Khánh Linh (SN 2005, Hải Dương), dù biết mình mắc bệnh nặng với căn bệnh ung thư buồng trứng, nhưng em lại mỉm cười rất tươi khi nói về ước mơ của mình: “Em ước mơ sau này mình sẽ trở thành một tiếp viên hàng không, được đi khắp mọi nơi trên thế giới”. Nói rồi em nở nụ cười đầy hy vọng.

Chia tay các em, chia tay những người cha, người mẹ đang phải giấu vội những giọt nước mắt, để cùng con vượt qua những khó khăn phía trước. Thế nhưng, câu nói của chị Khuê khiến chúng tôi không khỏi day dứt. Chị bảo, các bác sĩ nói rằng các con mắc bệnh hầu hết là do di truyền hoặc do sự biến đổi gene từ cha, mẹ. Thế nhưng, hiện, vấn đề vệ sinh môi trường, nguồn nước và thực phẩm chứa nhiều chất độc hại cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ ung thư bùng phát.

Có thể khi ăn uống, cơ thể chúng ta chưa mắc bệnh, nhưng nó sẽ tích tụ và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Với một loạt các chất cấm đã được phát hiện đối với thực phẩm, thức ăn, chúng ta đang tự hại nhau. Làm sao để hạn chế vấn nạn này, có lẽ câu hỏi ấy không chỉ riêng mình chị Khuê đặt ra.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (14/9): Đồng USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (14/9): Đồng USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 14/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.172 - giảm 15 VND. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,11 điểm, giảm 0,25%.
Giá vàng nhẫn vẫn ở mức cao nhất lịch sử

Giá vàng nhẫn vẫn ở mức cao nhất lịch sử

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), giá vàng nhẫn tròn trong nước vẫn ở mức 79 triệu đồng/lượng, cao nhất lịch sử.
Giá vàng hôm nay (14/9): Vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, xác lập kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay (14/9): Vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, xác lập kỷ lục mới

(LĐTĐ) Sáng 14/9, giá vàng thế giới hôm nay đang được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.577 USD/ounce, tăng 20 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Viettel hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ 100 tỷ đồng

Viettel hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ 100 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tính đến ngày 13/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) hỗ trợ người dân và khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/9: Ngày nắng, đêm có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/9: Ngày nắng, đêm có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/9, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có mưa rào và dông rải rác, gió nhẹ.
Tiếp nhận hơn 775,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tiếp nhận hơn 775,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 17h00 ngày 13/9/2024, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương số tiền 775,5 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Gần 1 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Gần 1 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Chiều 13/9, Sở game bài uy tín - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội đã tổ chức phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại gây ra bởi bão số 3 và mưa lũ.

Tin khác

Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa cho các nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ

Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa cho các nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ

(LĐTĐ) Bệnh viện Bạch Mai thông tin, đang tiếp nhận điều trị cho 2 nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai). Đó là một nam giới và một trẻ em trong tình trạng nặng.
Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động