Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Phương án “điện một giá” ai lợi, ai thiệt?

(LĐTĐ) Vừa qua, Bộ Công Thương đã chính thức đề xuất thêm phương án giá bán lẻ "điện một giá" để khách hàng sử dụng điện sinh hoạt có thể tự lựa chọn. Trước đề xuất trên nhiều người cho rằng, phương án bán lẻ “điện một giá” chắc chắn sẽ dễ dàng hơn trong việc tính toán tiền điện, song câu hỏi đặt ra là nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi của khách hàng sử dụng điện?
EVN Hà Nội miễn giảm gần 900 tỷ đồng tiền điện cho khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Thợ điện và những đêm không ngủ...

Thêm phương án lựa chọn giá điện

Trước những phản ánh của người dân thời gian qua về việc hóa đơn tiền điện tăng đột biến, đồng thời, nhằm triển khai nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị góp ý về các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện..., Bộ Công Thương đã nghiên cứu và đưa ra dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

5023 ynh 1 12
Phương án “điện một giá” sẽ khó khuyến khích được việc sử dụng điện tiết kiệm

Theo quyết định này, giá bán lẻ điện được quy định cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện bao gồm: Sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp và sinh hoạt. Cụ thể, đối với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án lựa chọn, gồm: Phương án 1 là tính giá điện theo 5 bậc thang; phương án 2 là khách hàng lựa chọn giá bán lẻ điện theo 5 bậc hoặc một giá. Theo dự thảo Quyết định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện của Chính phủ, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt là tỷ lệ phần trăm (%) của giá bán lẻ điện bình quân (hiện là 1.864,44 đồng một kWh). Trong khi đó, mức giá cho phương án một giá điện dao động trong khoảng từ 2.703 – 2.890 đồng/kWh điện, chưa bao gồm thuế VAT.

Ở phương án 1 dự thảo đề xuất, ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành bậc 1 mới (từ 0-100 kWh), giá bậc 1 mới được giữ nguyên bằng bậc 1 hiện hành; giữ nguyên giá cho các hộ có mức sử dụng điện phổ biến từ 101-200 kWh; ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới; tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới: 401-700 kWh và trên 700 kWh.

Đối với phương án 2, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc như trên và giá bán lẻ điện một giá. Khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá; trong đó, giá 4 bậc đầu tiên của biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc tại phương án 1 được giữ nguyên để không tác động đến các hộ sử dụng ở mức dưới 700 kWh là các khách hàng có mức thu nhập thấp hoặc trung bình.

Trước dự thảo trên, chị Nguyễn Thị Thanh ở phường Đức Thắng (Bắc Từ Liêm) cho rằng, hiện nay trung bình hàng tháng gia đình chị Thanh chỉ sử dụng trong khoảng 200 – 300kWh điện, do đó tiền điện phải thanh toán chỉ nằm trong khoảng 500.000 – 600.000 đồng. “Nếu tính theo phương án điện một giá, mức giá gần 3.000 đồng/kWh điện, thì mỗi tháng chi phí tiền điện của gia đình tôi lại tăng thêm, trong khi đó mức sử dụng điện không đổi, như vậy thì quá thiệt thòi đối với các hộ gia đình sử dụng điện ít”, chị Thanh chia sẻ.

Trái ngược với nỗi lo của các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt ở mức thấp, anh Nguyễn Văn Thưởng, chủ quán phở bò trên đường Quang Trung (quận Hà Đông) cho biết, bình thường gia đình anh Thưởng phải chi trả tiền điện ở mức 6-7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, vào tháng cao điểm hè nắng nóng, lượng tiêu thụ điện tăng cao, mức sử dụng theo đó cũng tăng lên trên 10 triệu đồng/tháng, do sử dụng điều hòa nhiều và phải chịu mức giá áp theo bậc thang. Với biểu giá điện cho hộ kinh doanh, sử dụng vào giờ cao điểm, tiền điện tới 4.500 đồng/kWh. Tuy nhiên, nếu tính theo phương án điện một giá, chắc chắn chi phí tiền điện sẽ giảm đi đáng kể.

Người tiêu dùng có thể lựa chọn phương án tính giá điện

Có thể thấy, dự thảo phương án giá bán lẻ "điện một giá" của Bộ Công Thương xuất phát từ thực tế diễn ra trong thời gian qua, khi biểu giá điện bậc thang được áp dụng. Những ý kiến từ dư luận liên quan đến sai sót trong quá trình triển khai; hóa đơn tiền điện tăng cao vào mùa hè do hiệu ứng bậc thang, buộc các nhà quản lý phải suy nghĩ về các phương án giá điện mới. Ý tưởng điện một giá với kỳ vọng khắc phục được 2 nhược điểm này của biểu giá bậc thang.

5020 anh 2 12

Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi xây dựng biểu giá điện cho đối tượng khách hàng cụ thể thường phải có các mục tiêu định giá. Phương án đồng giá có thể đơn giản trong áp dụng, sai sót trong đo đếm sẽ ít ảnh hưởng đến người tiêu dùng, nhưng các mục tiêu quan trọng khác như chính sách xã hội, phản ánh chi phí cung ứng đặc biệt là với sản phẩm điện năng hay sử dụng hiệu quả tiết kiệm điện sẽ khó đạt được với phương án đồng giá.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thì phương án điện một giá sẽ giúp người tiêu dùng có thêm quyền lựa chọn nhưng là nằm vào số ít, khoảng 20-30% với sử dụng lượng điện cao thì có lợi. Nhưng người tiêu dùng mức thấp chiếm 70-80% sẽ thiệt thòi nếu chọn phương án này do áp dụng đồng giá, dù dùng ít hay dùng nhiều.

Đồng quan điểm với ông Hùng, chuyên gia Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, phương án mà Bộ Công Thương đưa ra giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn. Mỗi phương án đưa ra đều có điểm mạnh, điểm yếu. Phương án điện bậc thang sẽ giúp người có thu nhập thấp, dùng ít điện được hưởng lợi, đồng thời, khuyến khích người dùng tiết kiệm điện hơn.

Tuy nhiên, với phương án điện một giá, ông Phú cho rằng, ưu điểm là dễ tính toán, dễ theo dõi, nhưng không có sự phân biệt người dùng ít và nhiều. Điện được sản xuất từ nguồn tài nguyên không tái tạo vẫn chiếm tỷ lệ lớn, như than, dầu khí... những nguồn này đang có nguy cơ cạn kiệt. Những tài nguyên này không vô hạn nên cần khuyến khích sử dụng tiết kiệm. Do đó, ở phương án một giá điện việc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng điện tiết kiệm sẽ khó đạt được.

“Nếu cả 2 phương án tính giá điện cùng được triển khai, dễ thấy rằng các hộ tiêu dùng ít sẽ chọn biểu giá bậc thang để hưởng các mức giá thấp, các hộ tiêu dùng điện nhiều sẽ lựa chọn phương án đồng giá để tránh hiệu ứng bậc thang làm tăng hóa đơn tiền điện. Vì thế, người tiêu dùng có thể căn cứ mức sử dụng nhiều hay ít của mình để cân nhắc về việc lựa chọn theo phương án điện một giá hay bậc thang”, ông Phú nhấn mạnh./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước trẻ em có thời hạn tùy theo độ tuổi: Cấp đổi khi 14, 25, 40, và 60 tuổi. Trẻ dưới 14 tuổi có thẻ sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

(LĐTĐ) Bão YAGI đang tiến vào biển Đông với cường độ ngày một tăng. Dự báo, YAGI có thể trở thành siêu bão, giật cấp 15, 16, 17 theo dự báo của một số quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Nhật...
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.

Tin khác

Kỳ nghỉ lễ 2/9, giá vé máy bay tăng mạnh

Kỳ nghỉ lễ 2/9, giá vé máy bay tăng mạnh

(LĐTĐ) Tính đến cuối ngày 29/8, theo ghi nhận của Cục Hàng không Việt Nam, giá vé máy bay của các hãng trong dịp lễ Quốc khánh đã tăng lên khoảng 20% so với 1 tuần trước.
Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt”

Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt”

(LĐTĐ) Bên cạnh những đặc sản nức tiếng của Thủ đô như: Bún thang, bún chả, bún đậu mắm tôm, bún gạo Minh Dương, cùng một số đặc sản vùng miền như bún bò Huế, hủ tiếu Nam Vang, mì Quảng… Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt" còn thu hút người tiêu dùng Thủ đô với các gian hàng trải nghiệm, cùng các sản phẩm đặc trưng vùng miền đến từ Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh, Công ty TNHH Tâm Hữu Dũng, Công ty Cổ phần HAQ Hà Nội…
Hà Nội tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịp Tết Trung thu

Hà Nội tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịp Tết Trung thu

(LĐTĐ) Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, dự báo nhu cầu tiêu dùng đối với các loại bánh, kẹo, nước giải khát, nhất là bánh nướng, bánh dẻo truyền thống tăng đột biến. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có xuất xứ rõ ràng, đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm, thành phố Hà Nội đã lập các đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu nhãn lồng Hưng Yên chính hiệu đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đặc biệt là quảng bá, giới thiệu trực tiếp phục vụ người tiêu dùng Thủ đô, sáng 16/8, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long (đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên phối hợp với Siêu thị Big C Thăng Long tổ chức Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024.
Doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng nhanh nào đang được đánh giá tốt nhất

Doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng nhanh nào đang được đánh giá tốt nhất

(LĐTĐ) Trong 12 năm công bố, bảng xếp hạng 50 Công ty niêm yết tốt nhất đã chứng kiến nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, chỉ có một đại diện duy nhất của ngành sữa và cả ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là Vinamilk duy trì sự hiện diện và luôn nằm trong 10 vị trí đầu tiên của danh sách này.
Cần đánh giá tác động toàn diện với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Cần đánh giá tác động toàn diện với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Sáng 8/8, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội bia - rượu, nước giải khát Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và ngành đồ uống”.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 10,1% so với cùng kỳ

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 10,1% so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, 7 tháng năm 2024, doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Thủ đô đạt 301,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 63,5% tổng mức và tăng 10,1% so với cùng kỳ.
Hà Nội dẫn đầu trong phát triển chương trình OCOP

Hà Nội dẫn đầu trong phát triển chương trình OCOP

(LĐTĐ) Tính lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm OCOP. Theo đó, đến nay Hà Nội là địa phương dẫn đầu trong phát triển chương trình OCOP.
Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng

Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng

(LĐTĐ) Ngày 1/8, Tọa đàm “Nghiên cứu khoa học về giải pháp không khói để hỗ trợ quản lý thuốc lá” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.
Chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng năm 2024 của Hà Nội tăng 5,36%

Chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng năm 2024 của Hà Nội tăng 5,36%

(LĐTĐ) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 5,51% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, đưa CPI bình quân 7 tháng năm 2024 tăng 5,36% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động