Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tiền đầu tư hạ tầng giao thông quá lớn: Từ sự đội vốn

Nền kinh tế không thể cất cánh nếu không có hạ tầng cơ sở, đặc biệt hạ tầng giao thông. Vì thế, trong năm qua nhà nước đã đầu tư rất nhiều vào hạ tầng giao thông, tuy nhiên việc đầu tư vào các dự án này đã phát sinh không ít vấn đề liên quan đến nợ công…
Hạ tầng “chắp cánh” dự án BĐS hạng sang
Hà Nội bức bí, ngột ngạt vì đâu?

Không tính đến việc vài năm lại đây, các doanh nghiệp (DN) thi nhau đầu tư vào lĩnh vực giao thông theo hình thức BOT (xây dựng- vận hành- chuyển giao) thì đa số các dự án giao thông đều là vốn từ ngân sách, vốn vay ODA (cả vốn đối ứng trong nước). Tuy nhiên, cứ mỗi dự án giao thông bị đội vốn đồng nghĩa với việc nợ công lại tăng lên…

Giao thông hiện là ngành “ngốn” nhiều vốn nhất; không tính các siêu dự án tương lai như cụm Cảng hàng không Long Thành (16 tỷ USD), dự án đường sắt Bắc – Nam (55 tỷ USD) thì trên cả nước đang có rất nhiều dự án cỡ 1.000 tỷ đến vài chục ngàn tỷ. Nhờ có đầu tư, hệ thống đường xá đã được mở mang, nhu cầu đi lại của người dân được thuận tiện, kinh tế vì thế cũng phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài gia tăng.

Tiền đầu tư hạ tầng giao thông quá lớn: Từ sự đội vốn
Nhiều dự án giao thông đội vốn

Tuy vậy, ẩn sau mỗi dự án giao thông đang là những câu chuyện dài cần phải có lời kết, đó là vấn đề đội vốn. Đơn cử, cuối tháng 7 vừa qua, tại buổi họp báo công bố báo cáo kiểm toán năm 2013 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2012, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt dự án giao thông đã "đội vốn" lên nhiều nghìn tỷ đồng so với dự toán ban đầu.

Dẫu trước đó, Bộ GT- VT đã thông báo thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP qua rà soát 44 dự án, nhận thấy nhiều dự án rườm rà, có thể cắt giảm những chi tiết, hạng mục không cần thiết mà vẫn đảm bảo kỹ thuật nhờ đó đã tiết giảm là 39.365 tỷ đồng cho ngân sách. Ví dụ, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã giảm được 8.464 tỷ đồng; dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi giảm hơn 3.000 tỷ đồng; tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng giảm được 3.300 tỷ đồng...

Tuy vậy, nhìn vào những việc làm như cắt giảm các thiết kế rườm rà không đáng có để tiết kiệm gần 40 ngàn tỷ đồng so với số tiền đội vốn của ngành Giao thông thì chẳng thấm vào đâu. Chẳng hạn, dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 3 đoạn Bờ Đậu-Cửa khẩu Tà Lùng đội từ 544,69 tỷ đồng lên tới hơn 1.291 tỷ đồng; dự án đường Láng - Hòa Lạc (Đại lộ Thăng Long) khi được đưa vào sử dụng, số vốn đã đội lên gấp đôi so với mức đầu tư ban đầu.

Cụ thể, mức đầu tư ban đầu (tháng 7/2003) của dự án là khoảng 3.700 tỷ đồng, nhưng đến khi hoàn thành (tháng 10/2010), tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh tăng lên hơn 7.500 tỷ đồng; dự án cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình có tổng chiều dài 56 km được Kiểm toán Nhà nước phát hiện đã đội vốn hơn 5.000 tỷ đồng so với ban đầu. Tổng mức đầu tư dự án ban đầu chỉ có 3.734 tỷ đồng năm 2004 đã đội lên thành 8.974 tỷ đồng năm 2010…

Với các tuyến đường sắt đô thị đội vốn còn lớn hơn nhiều lần. Thống kê của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, hiện có 16 dự án đường sắt đô thị đang được triển khai tại Hà Nội và Tp.HCM, tất cả các dự án này đều bị chậm tiến độ từ 3 - 5 năm và đội vốn từ 60 - 170%. Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Bộ GT- VT làm chủ đầu tư) từ 552 triệu USD như kế hoạch ban đầu đã đội thêm 315 triệu USD; tuyến Nhổn - ga Hà Nội, trước đây định làm ngầm từ Núi Trúc đến ga Hà Nội rồi lại thay đổi, nay theo lãnh đạo TP mới rà soát trên giấy đã tăng 70%, ban đầu chỉ có 530 triệu Euro.

Khi bắt tay vào nghiên cứu kỹ thuật đã tăng lên hơn 1,1 tỷ Euro; tuyến Metro số 2 TP Hồ Chí Minh, dự toán ban đầu 1,2 tỷ USD, nay đội vốn thêm trên 800 triệu USD. Nguyên nhân của việc đội vốn quá lớn theo lãnh đạo ngành giao thông là chúng ta đã phụ thuộc quá lớn vào tư vấn nước ngoài.

Nguyên nhân thì có thể đưa ra được, song điều cần bàn là rất nhiều lý do khiến các dự án đội vốn dẫn đến nợ công tăng lên, gánh nặng trả nợ cho thế hệ sau càng lớn; các cân đối thu- chi; vay của Chính phủ cũng không đúng kế hoạch. Ví dụ, dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, nếu thực hiện đúng trong số 530 triệu USD, chúng ta chỉ phải vay khoảng trên 400 triệu USD (còn lại là vốn đối ứng), nhưng do đội vốn thêm trên 300 triệu USD thành thử chúng ta phải đi vay thêm 250 triệu USD.

Hệ quả, nguồn ngân sách vốn hạn hẹp lại càng hạn hẹp vì phải lo phần vốn đối ứng, còn số nợ vay cho dự án lại bị lớn hơn; hay tuyến Metro ở TP HCM, tất cả do Bộ GT- VT làm chủ đầu tư còn tệ hơn… Bởi thế, việc NHNN ban hành công văn 05/CT-NHNN về việc chỉ tạo hệ thống tín dụng tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án giao thông theo mô hình BOT là tiếng còi gián tiếp kiểm soát dòng vốn đang đổ ra đường.

L. Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân

Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 927/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới (Kế hoạch).
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị theo dõi chặt chẽ dự báo và diễn biến thời tiết ảnh hưởng bởi bão số 3; tập trung các phương án phòng, chống úng ngập nội thành, ngoại thành; bảo đảm an toàn về người, tài sản và hoạt động sản xuất của nhân dân…
Hà Nội: Tập trung thực hiện chuyển đổi số

Hà Nội: Tập trung thực hiện chuyển đổi số

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy biên chế thành phố Hà Nội đã chủ trì hội nghị Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế Thành phố.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
Công bố quyết định bổ nhiệm Trợ lý và Thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm

Công bố quyết định bổ nhiệm Trợ lý và Thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm

(LĐTĐ) Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức công bố các quyết định về việc bổ nhiệm trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Nhiều kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới

Nhiều kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới

(LĐTĐ) Ngày mai (5/9), cùng với học sinh cả nước, gần 2,3 triệu học sinh phổ thông và trẻ mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội hòa chung không khí hân hoan chào đón Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương, trường học đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho sự kiện này; đồng thời xây dựng kế hoạch, ưu tiên triển khai mọi biện pháp, quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Bộ Công an đưa 388.389 biển số ô tô ra đấu giá

Bộ Công an đưa 388.389 biển số ô tô ra đấu giá

(LĐTĐ) Chiều 4/9, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch giấu giá biển số xe ô tô thuộc phiên đấu giá thứ 5.

Tin khác

Chiều 4/9: Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra mưa to kèm dông lốc, nhiều cây gãy đổ

Chiều 4/9: Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra mưa to kèm dông lốc, nhiều cây gãy đổ

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực lân cận ở Bình Dương có cơn mưa rất lớn kèm gió lốc nên nhiều tuyến đường có cây xanh đều gặp tình trạng gãy đổ cành, thậm chí là bật gốc cây, kéo ngã trụ điện.
Thông tin vụ va chạm tàu khách và xe tải lúc rạng sáng ở Văn Điển

Thông tin vụ va chạm tàu khách và xe tải lúc rạng sáng ở Văn Điển

(LĐTĐ) Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra lúc 5h20 ngày 4/9, tại km9+300 - đoạn đường tàu gần ga Văn Điển (giáp đường Ngọc Hồi). Thời điểm trên, tàu khách SE4 chạy hướng Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội bất ngờ va phải một xe tải đang băng qua đường ngang có đèn và biển cảnh báo...
Bão số 3 được dự báo rất mạnh, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

Bão số 3 được dự báo rất mạnh, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

(LĐTĐ) Bão số 3 đang được dự báo là cơn bão rất mạnh, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão, khả năng cao đi vào vịnh Bắc Bộ trong những ngày tới.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 4/9: Nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 4/9: Nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia , ngày 4/9, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.
Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

(LĐTĐ) Bão số 3 có tên quốc tế là Yagi hoạt động trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông. Dự báo, từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.
Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông đã yêu cầu ứng trực 100% cán bộ, chiến sĩ bám địa bàn quản lý, bảo đảm an toàn giao thông thông suốt. Tính đến hết buổi chiều 3/9, tình hình giao thông tại Thủ đô được kiểm soát. Tại các khu vực "điểm nóng" cửa ngõ như bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình,... không xảy ra ùn tắc. Lượng người và phương tiện tăng cao trong nội đô, nhưng không tắc nghẽn nghiêm trọng.
Ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

Ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

(LĐTĐ) Chiều 3/9, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, lực lượng chức năng đã sử dụng ứng dụng VNECSGT trong tuần tra, kiểm soát liên tuyến, tập trung trên tuyến quốc lộ 1A và các tuyến cao tốc trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9; đồng thời thành lập 3 tổ kiểm tra đôn đốc Công an các đơn vị địa phương. Kết quả, trong 4 ngày nghỉ lễ (31/8 đến 3/9, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí trên tuyến quốc lộ 1).
Xem thêm
Phiên bản di động