Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tiếp nối những mạch nguồn lịch sử

(LĐTĐ) Giữa những ngày mùa Thu này, cả nước chìm trong không khí hân hoan kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Trong lòng Hà Nội, những chứng tích lịch sử vẫn còn đó, như mạch nguồn bền bỉ, thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết cho bao thế hệ… Để rồi, phát huy hào khí quật cường, Hà Nội đang từng ngày chuyển mình.
Nhớ ký ức ngày khai trường của mùa Thu lịch sử
Vẹn nguyên những bài học giá trị
Đảng bộ thành phố Hà Nội, những dấu son lịch sử vẻ vang

Những chứng tích lịch sử năm ấy

Đã 75 năm trôi qua, song ấn tượng về Cách mạng Tháng Tám vẫn còn in đậm trong lòng nhiều người dân Hà Nội. Tôi sinh ra vào giai đoạn đất nước đã yên bình, vì vậy không thể chứng kiến những năm tháng gian khổ nhưng đầy nhiệt huyết đó. May thay, ở nhiều nơi giữa lòng Hà Nội, tôi vẫn có thể tìm được không khí cách mạng sục sôi năm nào. Đó là những câu chuyện, ký ức và cả những di tích cách mạng - chứng tích một thời gian khó nhưng kiêu hãnh, đáng tự hào của đất nước.

Con phố Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) thời điểm này sầm uất, với san sát các nhà hàng, cửa hiệu. Ít ai biết, tại con phố trung tâm của Thủ đô hiện vẫn còn lưu giữ địa điểm nhóm họp của Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội (Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội) 75 năm trước. Chứng tích này hiện là ngôi biệt thự số 101, trụ sở của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Giữa phố phường sầm uất, ngôi biệt thự vẫn mang một nét cổ kính, trầm mặc. Chính tại nơi đây, kế hoạch tổ chức mít tinh, biểu tình chống phát xít Nhật và ủng hộ Mặt trận Việt Minh, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội đã được phát đi.

4236 img 0854
Thủ đô Hà Nội ngày càng được quy hoạch xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại. Ảnh: Minh Phương

Cách phố Trần Hưng Đạo không xa là phố Hàng Ngang với nhiều di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có ngôi nhà số 48, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Người từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Tại đây, nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của cuộc Cách mạng Tháng Tám đã được đề ra. Đặc biệt, tại căn phòng trên tầng 2 của ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hơn 7 thập kỷ trôi qua, ngôi nhà lịch sử gắn liền với bao thăng trầm của thời gian vẫn còn đó những nét xưa cũ, những dấu ấn của năm tháng lịch sử với bộ bàn ghế sa lông mềm mại, cả những bức rèm lụa trắng bay trong gió bên những ô cửa nhỏ, bộ quần áo kaki, chiếc vali mây, góc làm việc… Những kỷ vật này đã trở thành vô giá và đều như còn nguyên hơi ấm từ quá khứ vọng về.

Di tích 48 Hàng Ngang đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1979 và là một hệ thống chi nhánh của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Mỗi năm, cứ vào những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước là lại có rất đông học sinh, sinh viên, khách du lịch trong và ngoài nước tìm đến di tích để tìm hiểu, học tập. Đã có hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử ngôi nhà. Và con số này sẽ không ngừng tăng lên.

Cùng với hoạt động sôi nổi ở trung tâm thành phố, tại làng Vạn Phúc (nay là phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) nơi được gọi “An toàn khu của xứ ủy Bắc kỳ” cũng rạo rực cờ hoa. Đến Vạn Phúc, khung cảnh của làng quê cách mạng năm xưa vẫn vẹn nguyên với cây đa, mái đình, với những con người cần cù, hồn hậu. Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc chia sẻ, làng lụa - An toàn khu năm xưa, nay đã vươn mình rõ nét, trở thành một điểm du lịch có sức hút với du khách trong và ngoài nước.

Các tuyến phố đặc trưng của Vạn Phúc như: Phố lụa, phố ẩm thực, phố sinh vật cảnh - đồ xưa... tạo nên một điểm du lịch làng nghề hấp dẫn. Hơn hết, Vạn Phúc đang có nhiều giải pháp thúc đẩy sự phát triển hướng đến mục tiêu dân giàu, phường mạnh, xứng đáng với truyền thống cách mạng son sắt của làng An toàn khu năm xưa.

Theo tìm hiểu, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Vạn Phúc đã được chọn làm An toàn khu của Trung ương và xứ ủy Bắc kỳ. Trong những năm 1939-1941, dù địch khủng bố gắt gao, Vạn Phúc vẫn làm tròn nhiệm vụ bảo vệ cơ quan của Xứ ủy, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ... Ngày 17/8/1945, xứ ủy Bắc kỳ họp tại Vạn Phúc, quyết định khởi nghĩa trong toàn Xứ. Như một tia lửa nhen lên từ cánh đồng cỏ khô, ngọn lửa cách mạng bùng cháy, cả Hà Nội bừng bừng khí thế đấu tranh theo lời kêu gọi của Đảng. Ngày 19/8/1945, hàng chục vạn nhân dân thành phố, trong đó có người Vạn Phúc rầm rập tiến về Quảng trường Nhà hát lớn, Hà Nội giành được chính quyền. Vạn Phúc hôm nay đang từng ngày đổi khác, trở nên rực rỡ hơn với sắc đỏ tươi của những lá cờ Tổ quốc và gam màu sặc sỡ của dải lụa tơ mềm mại được treo từ cổng làng cho tới những khu di tích và trước cổng nhà của mỗi gia đình.

Tiếp nối những mạch nguồn

Có một điều chắc chắn là, trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thủ đô Hà Nội sở hữu hàng trăm di tích lịch sử, cách mạng, trong đó có nhiều địa chỉ gắn liền với cách mạng tháng Tám năm 1945, góp phần khẳng định vị thế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc, đập tan xiềng xích nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

4420 dscf7771
Ảnh minh họa: G.Nam

Những di tích năm nào có thể kể đến Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, nơi chứng kiến cuộc Tổng khởi nghĩa của quần chúng cách mạng ngày 19/8/1945; An toàn khu xứ ủy Bắc kỳ tại làng Vạn Phúc (1939-1945), với hàng chục địa chỉ nuôi giấu cán bộ cách mạng; Vườn hoa Diên Hồng, nơi Ủy ban nhân dân Cách mạng Bắc Bộ, đại diện cho chính quyền cách mạng lâm thời chính thức ra mắt quốc dân đồng bào ngày 20/8/1945... Điều đáng mừng là, tại những “địa chỉ đỏ” này, cá nhân tôi cảm nhận được những mạch nguồn của quá khứ được tiếp dẫn, gắn liền với hiện tại.

Tinh thần cách mạng không bị mờ phai theo những dọc dài năm tháng. Chẳng nói đâu xa, ngay tại Vạn Phúc, khi đến ngôi nhà của gia đình cụ Nguyễn Thị Chu (tức bà Ba Niệm) tại tổ dân phố Hồng Phong, là nơi xứ ủy Bắc kỳ họp Hội nghị phát động khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8/1945, tôi gặp ông Đỗ Văn Định là cháu nội của cụ Nguyễn Thị Chu.

Qua những câu chuyện, cảnh cũ nơi đây vẫn được bảo lưu như xưa, người trong gia đình vẫn một lòng yêu nước, tin tưởng đối với Đảng và chưa khi nào thôi tự hào. Theo lời kể của ông Định, trước kia ngôi nhà của gia đình là căn nhà 5 gian, lợp mái ngói trong đó 3 gian ngoài là nơi sinh hoạt của gia đình, 2 gian trong được bố trí là nơi đặt khung cửi phục vụ cho công việc dệt lụa, đặc biệt đây là nơi nuôi giấu và bảo vệ an toàn cho đồng chí cán bộ cách mạng Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn… và là nơi đặt trụ sở in báo Cứu Quốc do đồng chí Nguyễn Xuân Thủy phụ trách.

Mỗi khi Pháp vây bắt cán bộ cách mạng hoặc phản động địa phương dọa nạt thì căn hầm bí mật trong gian nhà là nơi di tản của cán bộ, khi đó bố mẹ ông Định cùng các cô, chú phải chuyển ra vùng tự do để tham gia cách mạng. Hiện ngôi nhà gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử đã được Nhà nước gắn biển di tích cách mạng kháng chiến, đây là niềm vinh dự, tự hào không chỉ riêng gia đình ông Định mà cho cả người dân Vạn Phúc.

Cũng ở ngoại thành, thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) cũng được biết đến là một trong những “địa chỉ đỏ” lưu dấu tinh thần đấu tranh, nơi ghi dấu là Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập của tỉnh Sơn Tây (cũ). Theo đó, mùa thu năm 1937, Tổ Cộng sản Đa Phúc được chuyển thành Chi bộ dự bị do đồng chí Phan Trọng Tuệ làm Bí thư.

Tổng khởi nghĩa ngày 19/8/1945 là đỉnh cao cuộc đấu tranh của nhân dân cả nước diễn ra ở Hà Nội. Quân lệnh khởi nghĩa của Trung ương phát đi từ An toàn khu Thủ đô kháng chiến. Do điều kiện khó khăn, lúc đó quân lệnh chưa về tới Hà Nội, song nắm bắt thời cơ đến, bằng sự nhạy bén, năng động, sáng tạo, chỉ với gần 50 đảng viên, Đảng bộ Hà Nội đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân nhất tề đứng dậy, giành chính quyền. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa tháng Tám ở Hà Nội là kinh nghiệm quý giá để Đảng ta kịp thời chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi trong cả nước, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đầu năm 1938, đồng chí Trần Quý Kiên, Thường vụ Xứ ủy, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trực tiếp về Đa Phúc công nhận Chi bộ dự bị Đa Phúc thành chi bộ chính thức của Đảng, là chi bộ đầu tiên của tỉnh Sơn Tây khi đó. Cuối năm 1944, đầu năm 1945, Sài Sơn trở thành một bộ phận của An toàn khu của xứ ủy Bắc kỳ, góp phần quan trọng trong giành chính quyền phủ Quốc Oai, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền toàn tỉnh Sơn Tây trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945…

Theo tìm hiểu, trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, hàng nghìn người con của Sài Sơn đã lên đường bảo vệ Tổ quốc. Mạch nguồn được tiếp nối, xã Sài Sơn hôm nay đang từng ngày đổi mới. Con đường từ Đại lộ Thăng Long rẽ về xã rộng thênh thang, nhộn nhịp du khách tham quan Khu di tích, danh thắng chùa Thầy. Đáng mừng hơn, từ năm 2015 đây là một trong những địa phương của Quốc Oai hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, 100% đường làng, ngõ xóm của Sài Sơn được bê tông sạch đẹp, 6/6 thôn có nhà văn hóa khang trang, 3/5 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế… Đến hết năm 2019, thu nhập bình quân/người/năm nơi đây đạt 50,2 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 0,026%. Trong nông nghiệp, toàn bộ diện tích vùng bãi ven sông Đáy rộng hơn 200ha của xã đã được quy hoạch trồng cây ăn quả, ước tính giá trị sản xuất đạt 350 triệu đồng/ha…

Mỗi địa danh lịch sử đều mang câu chuyện với ý nghĩa cao đẹp. Hơn hết, những mảnh đất, con người ở những vùng quê giàu truyền thống cách mạng của Hà Nội nếu trước kia đã góp phần to lớn vào phong trào cách mạng chung toàn dân tộc, giành thắng lợi vẻ vang trong các cuộc đấu tranh bảo vệ non sông, đất nước thì nay bằng nguồn sức mạnh đó, trên những miền quê sự đổi thay lại càng rõ nét. Nguồn sức mạnh của những dấu son lịch sử vẫn đang cổ vũ các thế hệ cán bộ, nhân dân đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn…

Hà Nội vững bước đi lên

Mùa thu cách mạng năm xưa sục sôi khí thế giành độc lập dân tộc. Mùa thu năm nay đi trên những con đường thẳng tắp, những cây cầu mới nối đôi bờ vui, các khu công nghiệp rộn tiếng máy, các trung tâm thương mại đèn điện sáng trưng để cảm nhận những đổi thay, những bước phát triển của quê hương đất nước cũng như những thành quả của cách mạng tháng Tám được phát huy trong công cuộc đổi mới hôm nay.

Ði giữa Thủ đô Hà Nội những ngày thu, tôi chợt nhớ về bài thơ của nhà thơ Tố Hữu. Ðó cũng là sáng thu đầy nắng và hoa: Tổng khởi nghĩa/ Lệnh truyền đêm trước/ Sáng quân ra giải phóng Thái Nguyên/ Hà Nội, Huế, Sài Gòn, cả nước/ Đứng lên ta giành hết chính quyền… Hôm nay sáng mùng hai tháng chín/ Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình/ Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín/ Bỗng vang lên tiếng hát ân tình. Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!

Trong hào quang lịch sử, cứ đến dịp này, nhà nhà treo cờ Tổ quốc, những biểu ngữ và cờ hoa rực rỡ phố phường. Có chăng, Hà Nội hôm nay đã khác xa với Hà Nội của 75 năm trước. Nhờ đầu tư triển khai đồng bộ nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng, trong những năm qua diện mạo đô thị Hà Nội khang trang, hiện đại hơn.

Minh chứng dễ thấy, công tác quản lý hoạt động xây dựng tiếp tục được triển khai hiệu quả. Mô hình quản lý trật tự đô thị tại các quận, huyện, thị xã có chuyển biến tích cực. Các công trình xây dựng được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế phát sinh các vi phạm mới; nhiều vi phạm tồn đọng được xử lý. Tỷ lệ công trình vi phạm giảm mạnh qua từng năm.

Hà Nội cũng xác định, nhiệm vụ trọng tâm công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 là đổi mới căn bản và toàn diện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch nhằm phát triển đô thị theo hướng thông minh, bền vững. Tập trung phát triển đồng bộ, hiện đại và mở rộng quy mô hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị. Ðầu tư mở rộng khu vực đô thị, xây dựng một số đô thị vệ tinh và đô thị thông minh. Tăng cường quản lý đất đai, môi trường, xây dựng, kỷ cương và văn minh đô thị…

Ôn lại những năm tháng lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc, tôi mường tượng ra rằng, chặng đường phát triển trước mắt có cả thời cơ và thách thức đan xen. Nhưng trên hết cả, ý nghĩa lịch sử, giá trị thời đại, sức sống mãnh liệt của cách mạng tháng Tám suốt 75 năm vẫn được giữ gìn và ngày càng lan tỏa, tiếp thêm sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta trên hành trình với những thời cơ, thách thức và vận hội mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

(LĐTĐ) Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng trong khoảng 2 giờ đồng hồ chiều 6/9, đơn vị đã tiếp nhận ít nhất 11 tin báo cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sự cố cây đổ trên các tuyến phố Thủ đô. Ngay sau khi nhận được tin báo, cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tới hiện trường thực hiện các giải pháp cứu nạn, cứu hộ.
Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

(LĐTĐ) Tối 6/9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 đã giảm đi 1 cấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Guinea-Bissau thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 - 8/9. Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Umaro Sissoco Embaló.
Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

(LĐTĐ) Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, bão số 3 sẽ gây gió mạnh. Dự báo rạng sáng mai 7/9, trên khu vực đất liền, ven biển sẽ bắt đầu vào cám nhận của gió mạnh của bão số 3. Nhiều khả năng khu vực chịu tác động đầu tiên của gió mạnh sẽ là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh).
Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

(LĐTĐ) Theo bản tin lúc 17h00 ngày 06/9 của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ về tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3, tại khu vực Nghệ An từ đêm 06/9 đến ngày 08/9 có khả năng mưa to, có nơi mưa rất to
Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Điểm chung ở các đơn vị, cơ quan có hoạt động công đoàn hiệu quả là đều có những “thủ lĩnh” Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm, năng động. Trong đó, nhiều người đã được Liên đoàn game bài uy tín thành phố Hà Nội vinh danh Chủ tịch Công đoàn tiêu biểu xuất sắc năm 2024.

Tin khác

Sơn Tây hoãn chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung ứng phó với bão Yagi

Sơn Tây hoãn chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung ứng phó với bão Yagi

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) vừa quyết định hoãn tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Thị xã, dự kiến diễn ra tối nay (6/9) để tập trung ứng phó với siêu bão Yagi.
Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Ngày 6/9, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt”; tổng kết Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024 và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.
Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

(LĐTĐ) Sáng nay (6/9), nhiều người dân Thủ đô đã đến các siêu thị, chợ dân sinh mua rau củ quả, thực phẩm, các siêu thị liên tục bổ sung hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 6/9, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Cuộc thi do Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức, giao Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội thực hiện.
Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Khuôn bánh trung thu, mặt nạ giấy bồi, đèn lồng, “tiến sĩ giấy”... từng gắn bó với biết bao thế hệ người Việt với những sự tích, câu chuyện của riêng mỗi món đồ chơi. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này ngày càng bị mai một. Nhiều người chỉ còn nhớ đến chúng như một món đồ chơi trong ký ức tuổi thơ mà quên đi những câu chuyện của riêng nó. Để rồi cho đến hiện tại, chỉ còn lại một vài người thợ già vẫn miệt mài làm đồ chơi truyền thống, để lưu giữ tinh hoa, để “giữ hồn” cho những món đồ đó không bị chìm vào dĩ vãng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

(LĐTĐ) Hòa chung không khí Ngày hội khai giảng năm học mới 2024 - 2025, sáng 5/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến động viên thầy, cô giáo và học sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ, quận Ba Đình.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

(LĐTĐ) Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.
Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

(LĐTĐ) Cận kề Rằm tháng Tám, các làng nghề bánh trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội tất bật vào vụ. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giữ được thương hiệu, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được các cơ sở sản xuất bánh đặc biệt chú trọng.
Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội xem xét, ban hành Nghị quyết “Danh mục kỹ thuật dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trên địa bàn thành phố Hà Nội và Danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Hà Nội” là chủ trương đúng, cần thiết, hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe, mọi người dân Thủ đô đều được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

(LĐTĐ) Thời điểm này, huyện Gia Lâm đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho năm học mới 2024 - 2025, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học. Do đó, mặc dù số lượng học sinh tăng lên nhưng với sự đầu tư của huyện và sự chuẩn bị của các trường, về cơ bản học sinh đều được bố trí đủ chỗ học.
Xem thêm
Phiên bản di động