Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Trưng bày chuyên đề “Lời tri ân” tại “địa ngục trần gian”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2020), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo tổ chức trưng bày chuyên đề: “Lời tri ân”.
Giao lưu với nhân chứng lịch sử "Son sắt một niềm tin"
Hướng đi mới kích cầu khách du lịch nội địa
"Khát vọng tự do" - Trưng bày về những cuộc vượt ngục táo bạo của chiến sĩ cách mạng

Trưng bày được chia thành hai nội dung chính: Trọn một lời thề và Lời tri ân.

Phần nội dung thứ nhất Trọn một lời thề là những câu chuyện trên một “trận tuyến đặc biệt” - ngục tù của thực dân, đế quốc. Giữa nơi ngục lửa, những người con trung hiếu của dân tộc vẫn kiên tâm, bền chí trước những trận đòn tra tấn thấu xương hay khi cận kề cái chết. Nhiều tấm gương kiên trung trong ngục tù thực dân, đế quốc đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Thông qua nội dung trưng bày, khách tham quan được hiểu về hệ thống nhà tù nhiều hơn trường học dưới bộ máy cai trị của chính quyền thực dân, đế quốc; về chế độ giam cầm hà khắc mà mỗi chiến sỹ yêu nước, cách mạng đã kiên cường vượt qua, đó là:

Một Hỏa Lò - Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội, nơi cuộc sống của các chiến sỹ yêu nước, cách mạng là một cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại chế độ lao tù hà khắc. Từ gáo nước, khẩu phần ăn hằng ngày, việc phát thêm chiếu, chăn chống rét… đều phải trải qua những cuộc đấu tranh quyết liệt.

0042 img 0356
Các đại biểu tham quan trưng bày tại Nhà tù Hoả Lò Hà Nội.

Một Sơn La - Nơi rừng thiêng nước độc với những căn phòng tối bằng gạch và đá kiên cố, đặc biệt hệ thống xà lim ngầm sâu dưới lòng đất 3m. Khi cánh cửa gỗ đóng lại thì mỗi xà lim cá nhân biến thành một hộp kín, tù nhân phải nằm co và khó phân biệt thời gian ngày và đêm. Khu xà lim biệt giam đã từng giam các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Tô Hiệu…

Một Khám Lớn Sài Gòn - Vùng đất dữ với các khu biệt giam, xà lim án chém, phòng để máy chém và khu hành quyết tù nhân. Đây là khám đường lớn nhất Nam Kỳ lục tỉnh, một trong những “biểu tượng” cho bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở Nam kỳ.

Một Côn Đảo ác liệt, “là địa ngục trần gian” cách xa đất liền, nơi những chiến sỹ cộng sản phải đương đầu với bộ máy khủng bố tinh vi và tàn bạo; nơi tù nhân bị bỏ đói, bỏ khát trong các Chuồng cọp, hiếm có nơi nào mà mạng sống của con người bị coi rẻ đến như vậy; cũng hiếm có nơi nào, sự sống của tù nhân lại được duy trì kiên cường đến thế.

Một Phú Quốc - Trang sử bi hùng, nơi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều chọn làm địa điểm xây dựng trại giam bởi vị trí nằm giữa biển, cách biệt với đất liền, kẻ thù có thể mặc sức dùng mọi thủ đoạn tra tấn gây chết chóc, thương tật về thể xác, đày ải về tinh thần. Chúng còn “sáng tạo” ra các kiểu giam “độc đáo” để hành hạ, đày đọa tù binh đến tận cùng như Chuồng cọp kẽm gai. Chỉ vài ngày bị giam tại đây, toàn thân người tù bị lột hết da.

Cùng các nhà tù khác như: Nhà lao Tân Hiệp, Khám Chí Hòa… đều là những nơi giam cầm, đày ải khắc nghiệt và cướp đi sinh mạng của biết bao chiến sỹ yêu nước, cách mạng Việt Nam.

Tất cả những “địa ngục trần gian” này chính là một “chiến trường đặc biệt” dù không có tiếng súng rền vang, nhưng đã cướp đi một phần thân thể và sinh mạng của biết bao người con ưu tú của dân tộc từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước. Những câu nói, những lời nhắn đầy tâm huyết của các chiến sỹ cách mạng trước khi ra pháp trường như đồng chí: Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Hoàng Văn Thụ, Võ Văn Tần … được thể hiện nổi bật trong trưng bày.

Một phần diện tích của trưng bày thể hiện khát khao tự do cháy bỏng của mỗi chiến sỹ cách mạng khi bị bắt, giam trong các “địa ngục trần gian” là tận dụng mọi thời cơ để tổ chức vượt ngục. Biết bao thử thách hiểm nghèo họ phải đối mặt: Bị truy lùng, bắt giam trở lại; phải chịu những trận đòn tra tấn đến chết đi sống lại hay có thể bị dông bão, sóng biển nhấn chìm hoặc làm mồi cho thú dữ nơi rừng sâu nước độc nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện những cuộc vượt ngục tập thể. Ngày 12/12/1952, 198 tù nhân bị bắt đi làm đường đến Bến Đầm đã bí mật vượt ngục nhưng sóng to, gió dữ đã đánh chìm những chiếc thuyền thô sơ do tù nhân tự tạo. Phát hiện tù nhân vượt ngục, kẻ địch truy đuổi gắt gao: 81 chiến sỹ hy sinh, 117 chiến sỹ bị bắt lại.

Phần nội dung trưng bày thứ hai Lời tri ân là những câu chuyện thời hậu chiến vẫn còn day dứt cho tới ngày hôm nay. Nhiều chiến sỹ may mắn được trở về trong vòng tay của gia đình, của đồng đội, nhưng có những người đã mãi mãi ra đi, thân thể họ đã hòa trong đất mẹ:

…Có hôm nay là xương máu đổi về

Của bao người đã tràn trề thương tích

Của các anh vẫn chưa rõ lai lịch

Ở nghĩa trang hay núi cát sông rừng.

Những câu thơ trong bài “Các anh không về” của tác giả Sở Lưu Hương như lời nhắc nhở cho thế hệ hôm nay luôn khắc ghi công lao to lớn của biết bao người trở về không còn lành lặn, mang thương tật trong mình, bao người đã ngã xuống nhưng chưa xác định được danh tính, hiện đang yên nghỉ tại các nghĩa trang liệt sỹ trên cả nước.

Tổ hợp chính “Lời tri ân” được thể hiện như một bông hoa tươi thắm mang ý nghĩa: Sự hy sinh của biết bao người chiến sỹ để làm cho đất nước được trường tồn, nở hoa. Tại đây, người xem như trầm lắng lại khi đứng trước những hình ảnh bạt ngàn các ngôi mộ không tên, không tuổi ở Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ… sẽ mãi mãi là những chứng tích lịch sử không thể lãng quên của một thời Hoa - Lửa. Những nghĩa trang ấy còn là nơi yên nghỉ của hàng triệu người lính năm xưa hừng hực khí thế lên đường chiến đấu, giờ quây quần bên nhau mộ thẳng một hàng.

Đền, đài, bia tưởng niệm và nghĩa trang liệt sỹ trở thành những địa danh lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ. Nơi an nghỉ của những linh hồn bất tử, nơi các thế hệ tìm đến, kính cẩn nghiêng mình, tri ân những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống cho đất nước được độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm nhưng nỗi đau còn âm ỉ trong những người mẹ tìm con, vợ tìm đợi chồng, anh tìm em, con ngóng tìm cha. Việc tìm kiếm, quy tập hài cốt, bổ sung hồ sơ liệt sỹ là ước vọng tâm linh cháy bỏng không chỉ riêng các gia đình, thân nhân liệt sỹ mà của toàn xã hội.

Mỗi tư liệu, hiện vật, hình ảnh được thể hiện trong trưng bày chuyên đề “Lời tri ân” sẽ giúp khách tham quan hiểu hơn về những “địa ngục trần gian”, sự hy sinh cao cả của những người con ưu tú đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc.

Hiểu để trân trọng và tự hào, để ý thức sâu sắc hơn: hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc hôm nay phải đổi bằng thanh xuân, xương máu của bao lớp cha anh đi trước; để thế hệ trẻ hôm nay nỗ lực hơn, nhiệt huyết hơn công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chương trình khai mạc diễn ra vào 8h30 ngày 17/7/2020 (Thứ Sáu) tại Di tích Quốc gia Côn Đảo.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hồ Dầu Tiếng xả nước trong 7 ngày, vùng hạ du sông Sài Gòn nguy cơ ngập úng

Hồ Dầu Tiếng xả nước trong 7 ngày, vùng hạ du sông Sài Gòn nguy cơ ngập úng

(LĐTĐ) Từ 24/9 đến 1/10, hồ Dầu Tiếng sẽ xả nước qua tràn với lưu lượng 100m3/giây, một số vùng ở hạ du sông Sài Gòn có thể bị ngập úng.
Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 49 năm 2024 sắp về đích

Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 49 năm 2024 sắp về đích

(LĐTĐ) Chiều 23/9, tại trụ sở Báo Hànộimới (44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban Tổ chức Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 49 - Vì hòa bình năm 2024 đã tổ chức họp báo thông tin về cuộc thi chung kết giải.
Đầu tư 51%, Nutifood nắm quyền chi phối kinh doanh Kido Foods

Đầu tư 51%, Nutifood nắm quyền chi phối kinh doanh Kido Foods

(LĐTĐ) Công ty cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood vừa hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Công ty cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido, sở hữu 51% cổ phần.
Nhiều quận, huyện chậm giải quyết kiến nghị của người dân qua ứng dụng iHanoi

Nhiều quận, huyện chậm giải quyết kiến nghị của người dân qua ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Theo danh sách công bố của Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, có nhiều quận, huyện chưa xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân qua ứng dụng iHanoi. Cụ thể như: UBND quận Nam Từ Liêm, Sóc Sơn, Hoàn Kiếm, Đông Anh, Cầu Giấy, Hà Đông, Mê Linh, Bắc Từ Liêm...
Đề xuất một mức ưu đãi thuế thu nhập chung với các cơ quan báo chí

Đề xuất một mức ưu đãi thuế thu nhập chung với các cơ quan báo chí

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 23/9, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề xuất mức thuế thu nhập doanh nghiệp với các loại hình báo chí là 10%.
Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” năm 2024 nhận đăng ký tham gia tới ngày 30/9

Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” năm 2024 nhận đăng ký tham gia tới ngày 30/9

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 3 năm 2024 sẽ nhận đăng ký tham gia tới ngày 30/9/2024.
Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ 1-5 tuổi

Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ 1-5 tuổi

(LĐTĐ) Ngày 23/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 278/KH-UBND về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn năm 2024.

Tin khác

Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi": Hành trình 19 năm vươn mình bứt phá

Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi": Hành trình 19 năm vươn mình bứt phá

(LĐTĐ) Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" đã trải qua một hành trình dài 19 năm, từ một "cuộc chơi" nhỏ của những nghệ sĩ nhiếp ảnh cao tuổi vào năm 2000, đến nay đã trở thành sự kiện văn hóa thường niên quan trọng của Thủ đô. Quy mô và chất lượng của Triển lãm ngày càng được nâng cao, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng và nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024. Tham dự Lễ hội có ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng; ông Lê Thanh Liêm - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong, ngoài thành phố cùng hàng vạn người dân quận Đồ Sơn và du khách muôn phương.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động