Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Vẹn nguyên cỗ Tết kinh kỳ

Tự bao đời nay, đối với người Hà Nội, tết không chỉ đếntrên cành đào bích Nhật Tân hay trong tà áo dài mới của người thiếu nữ nô nức trẩy hội du xuân mà Tết còn hiện hữu trong mâm cỗ chiều 30 và sáng mùng 1. 
ven nguyen co tet kinh ky Đất nước “triệu voi” cổ kính và xinh đẹp
ven nguyen co tet kinh ky Dồn sức cho công nhân có Tết trọn vẹn

Những món ăn vốn nổi tiếng tinh tế, thanh tao qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Tràng An ngày Tết lại càng trở nên hấp dẫn khó cưỡng. Dường như cả nếp xuân của 36 phố phường đã được gói ghém cầu kỳ trong từng món ăn dâng lên bàn thờ gia tiên.

Hướng đến sự tinh túy

Trong tiết trời se se lạnh của mùa xuân miền Bắc, ngồi thưởng trà trong ngôi nhà nổi tiếng về ẩm thực trên phố Mã Mây, nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết (thế hệ thứ 7 của 1 dòng họ gốc Hà Nội) say sưa kể về tết Hà Nội, về mâm cỗ ngày Tết những năm tháng bao cấp.

ven nguyen co tet kinh ky

Ký ức Tết xưa của người nghệ nhân bắt đầu khá sớm từ ngày 24 - 25 tháng Chạp, khi phố phường tấp nập cảnh người đi xuôi kẻ đi ngược nhưng trên mỗi chiếc xe đạp bao giờ cũng có bó lá rong, bó lạt hoặc chiếc nồi luộc bánh chưng, tất cả tạo nên không khí ngày xuân rộn ràng.

“Thời tem phiếu, để có đủ nguyên liệu gói 1 chiếc bánh chưng thì ngày thứ nhất phải xếp hàng từ 2 giờ sáng chờ mua 2kg gạo tám thơm. Ngày thứ hai, cũng đi từ 2 giờ sáng để mua thịt về làm nhân bánh. Ngày thứ ba, ra bách hóa mua đậu xanh. Ngày thứ tư, ra vật liệu kiến thiết mua lá rong”, nghệ nhân Ánh Tuyết bồi hồi nhớ lại.

ven nguyen co tet kinh ky
Mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội luôn có hàng chục món ăn với nhiều hương vị khác nhau.

Theo nữ nghệ nhân, người Hà Nội xưa nay luôn chú trọng đến sự tinh túy và thanh tao trong mâm cỗ Tết. Ví như việc dùng bát, đĩa phải là bát chiết yêu(loại bát nhỏ miệng loe) và đĩa có đường kính nhỏ như đĩa trong khay trà, chỉ đựng được rất ít thức ăn.

Do đó, câu nói “mâm cao cỗ đầy” không phải là những bát to, ngập tràn thức ăn mà là nhiều bát, đĩa với hàng chục món ănkhác nhau. Cách bày trí mâm cỗ cũng phải hài hòa, 4 bát canh ở 4 góc, các đĩa bày xung quanh, ở giữa là nước chấm.Khi thưởng thức, mọi người đều nhẹ nhàng, lịch lãm, bát đĩa dù nhỏ nhưng chỉ cần nếm mỗi món 1 ít là no.

Phụ nữ Hà Thành xưa thường được bà hoặc mẹ kèm dạy rất kỹ càng.

Chỉ nhìn mâm cỗ Tết có thể đoán biết được nề nếp gia phong của 1 gia đình, người phụ nữ có “công - dung - ngôn hạnh” hay không.

Người Hà Nội xưa chuẩn bị mâm cỗ Tết rất cầu kỳ dù là “tùy tiền biện lễ” nhưng vẫn theo đúng quy cách, đủ lệ, đủ món. Đủ món gồm: Giò, nem, ninh, mọc. Đủ lệ bộ là 4 bát, 6 đĩa với gia đình bình thường và 6 bát, 8 đĩa hoặc 6 bát, 12 đĩa… với gia đình khá giả, trung lưu.

Thông thường 4 bát sẽ có măng, bóng, mực, miến, nấm thả, mọc, chim hầm, cari khoai. Còn 8 đĩa thường có cá trắm kho, thịt gà, chả quế, giò lụa, nem rán, dưa hành, bánh chưng, xôi vò… Nhà khá giả thể hiện đẳng cấp trên mâm cỗ sẽ có tổ yến, bào ngư, long tu (ruột cá khô)… Nhưng dù giàu hay nghèo nhà nào cũng có giò mỡ, chả quế, hành muối, gà luộc, măng ninh móng giò…

Nghệ nhân Ánh Tuyết cho rằng, mâm cỗ có nhiều món ăn nên đòi hỏi người chế biến phải tuyệt vời. Nấu miến măng phải cho người ăn nhớ được độ mềm, độ dừ cùng với đó là độ quyện béo của chân giò nhưng măng không được nát mới là đỉnh cao. Để có được nồi măng ngon, trước đó 1 tuần phải luộc và ngâm măng với nước gạo, đều đặn thay nước mỗi ngày.

Bánh chưng phải có độ rền màu sắc phải xanh mướt, độ đậm vừa phải của muối, nếu không sẽ coi như không đạt. Riêng nhân bánh, đậu giã mịn mướt, ngấm được độ ngậy của mỡ và vị thơm của hạt tiêu sẽ ngon hơn đậu hạt. Đĩa thịt gà phải tròn, miếng thịt khít với nhau, da gà phải mướt. Với món nem truyền thống, khi gói nem phải cuốn cho đều tay, rán lửa liu riu để nhân bên trong chín kĩ nhưng vỏ bên ngoài lại vàng và giòn rụm..

Về dinh dưỡng trong mâm cỗ, các cụ đã tính toán bằng cách cân bằng âm dương, bao giờ giò thủ cũng ăn kèm với hành cho dễ tiêu hóa, mùa xuân có khí lạnh sẽ ăn mứt gừng. Kết thúc bữa ăn sẽ có đĩa chè kho, nguyên liệu là đậu xanh giúp giải rượu…

Kết nối gia đình

Nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết cho biết, mâm cỗ ngày Tết ngoài việc thể hiện nét tinh tế trong văn hóa ẩm thực Hà Nội còn là cơ hội để người phụ nữ Tràng An thể hiện cái tài hoa, sự khéo léo, đảm đang quán xuyến của mình. Phụ nữ Hà thành xưa thường được bà hoặc mẹ kèm dạy rất kỹ càng. Nhìn mâm cỗ Tết có thể đoán biết được nề nếp gia phong của 1 gia đình, người phụ nữ có “công - dung - ngôn hạnh” hay không.

Quan trọng hơn nữa, mâm cỗ Tết còn giúp các thế hệ trong gia đình gần gũi, xích lại cùng nhau chia sẻ nỗi buồn, niềm vui sau 1 năm vất vả lo toan, xa cách. Tuy nhiên, ngày nay do cuộc sống bận rộn, phần lớn các gia đình đều làm giản tiện, rất ít người nấu đủ món bày biện trên mâm cỗ như xưa.

“Đã có thời, nhìn mâm cỗ cúng ngày Tết trong các gia đình hiện đại ở Hà Nội, tôi thấy nuối tiếc và buồn, những món ăn quen thuộc như: Cuốn bỗng, hạnh nhân, mực thượng thang… dần bị lãng quên, thay vào đó nhiều người sính lạ thích ăn lẩu dịp Tết. Chưa kể, chất lượng thực phẩm Tết cũng khác xưa rất nhiều, không còn hương vị tự nhiên nữa. Trước kia thổi 1 nồi xôi thì 7 gian nhà, 3 gian bếp thơm lừng, giờ đưa sát mũi ngửi vẫn không thấy được hương vị của xôi”, cô Tuyết chạnh lòng nói.

May mắn vài năm trở lại đây, nhiều người đã quay lại thói quen sắm sửa mâm cỗ cổ truyền, họ đặt mua các món ăn truyền thống. Đặc biệt, trong dịp tết Nguyên đán, những vị khách phương xa lại rất thích thưởng thức ẩm thực Tết của Hà Nội. Theo cô Ánh Tuyết, những điều trên ít nhiều cho thấy, nét văn hóa đẹp trong ẩm thực không dễ dàng mất đi.

Mai Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ game bài uy tín - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.

Tin khác

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động