Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Cả thập kỷ “sống mòn” trong dự án treo

Hơn 10 năm qua, hàng trăm hộ dân tại phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc trước việc quy hoạch treo của Dự án Cụm trường Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề trên địa bàn phường. Hệ quả là, người dân phải sống trong cảnh lụp xụp, tạm bợ vì nhà cửa không được sửa chữa, xây dựng.
xuyen thap ky song mon trong du an treo Đất dự án treo thành nơi tập kết rác
xuyen thap ky song mon trong du an treo Cần sớm có Luật Quy hoạch

Nơm nớp chuyện an cư

Trong căn nhà tuềnh toàng, bà Đinh Thị Thỏa (65 tuổi, trú tại Khu dân cư Cơ khí số 5, tổ dân phố Nhuệ Giang) cho biết: “Gia đình tôi có 3 thế hệ phải sống trên diện tích hơn 50m2 đất này. Tôi cũng có điều kiện để làm nhà, nhưng chục năm nay nhà cửa hỏng hóc không thể sửa sang vì nằm trong vùng quy hoạch”.

xuyen thap ky song mon trong du an treo
Vì dự án treo người dân không giám xây và sửa chữa.

Theo bà Thỏa, ở khu dân cư Cơ khí số 5 này hiện có hàng chục hộ gia đình có chung hoàn cảnh giống gia đình bà. Phần lớn người trong khu đều về đây sinh sống từ quãng năm 1970 đến năm 1985. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại họ vẫn chưa thể an cư. Bà Nguyễn Thị Hùy (Khu dân cư Cơ khí số 5, tổ dân phố Nhuệ Giang) bức xúc: “Tôi về đây từ năm 1970, đã nhiều lần chứng kiến cảnh nước ngập lên đến lưng nhà. Nhà dột nát mà không thể cơi nới, sửa chữa nên rất khổ sở”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Tín, Tổ trưởng Tổ dân phố Nhuệ Giang cho biết: Tổ dân phố có khoảng 370 hộ tương đương 1.500 dân sinh sống trên diện tích quy hoạch cụm trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm từ năm 2004. Sở dĩ gọi là dự án treo bởi suốt từ thời điểm quy hoạch đến nay vẫn chưa được xây dựng gì.

Theo phản ánh của người dân thuộc tổ dân phố Nhuệ Giang, dự án treo cũng đồng nghĩa với việc đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng giải phóng mặt bằng gặp vô vàn khó khăn. Bất cập dễ thấy nhất là việc “nhiều không” như: không được xây dựng, cơi nới nhà cửa; không được tách thửa; không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất; không được thế chấp ngân hàng; muốn đầu tư làm ăn lâu dài cũng không xong vì không biết cụ thể thời gian giải tỏa… Và cứ thế, những người dân vùng quy hoạch luôn phải sống trong thấp thỏm, lo âu.

Cần sớm điều chỉnh quy hoạch chi tiết

Theo tìm hiểu, năm 2004, Chủ tịch UBND Thành phố đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (tỷ lệ 1/2.000) tại xã Tây Mỗ thuộc huyện Từ Liêm cũ, nay là phường Tây Mỗ (Q.Nam Từ Liêm), trong đó có phần đất dành để xây dựng cụm trường trung học chuyên nghiệp dạy nghề quy mô lớn, hạ tầng giao thông, bãi đỗ xe, công trình công cộng… Năm 2006, Thành phố tiếp tục ban hành quyết định quy hoạch chi tiết dự án này. Theo Quyết định này, gần 69,2 ha đất ruộng và đất nhà ở của nhân dân sẽ nằm trong dự án.

Trao đổi cụ thể thông tin liên quan, ông Nguyễn Đăng Cường – Phó Chủ tịch UBND phường Tây Mỗ cho biết: Từ năm 2010 đến năm 2011, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư cuả dự án đã triển khai đền bù, hỗ trợ được 33 hộ dân. Tuy nhiên, cũng từ năm 2011, các hộ dân tại đây không được chủ đầu tư dự án cung cấp bất cứ thông tin chính thức bằng văn bản về dự án. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng im lặng nên người dân mặc nhiên cho đây là một dự án treo.

Đại diện phường Tây Mỗ cũng cho rằng, UBND phường cũng rất chia sẻ với những khó khăn của các hộ dân sinh sống trên địa bàn đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ dự án của thành phố. Ông Cường cùng lãnh đạo phường cũng đã nhiều lần trực tiếp đến địa bàn, tận mắt chứng kiến cảnh sống tạm bợ của hàng trăm hộ dân trên địa bàn.

Bởi vậy, không ít lần phường đã kiến nghị lên quận, lên thành phố về vấn đề liên quan. “Qua các việc tiếp xúc cử tri và hội đồng nhân dân các cấp phường đã kiến nghị lên quận đề nghị xem xét xem có tiếp tục triển khai dự án này hay không. Quận cũng đã có ý kiến với thành phố và đề xuất điều chỉnh quy hoạch chi tiết để làm sao đảm bảo đến an sinh” - ông Nguyễn Đăng Cường cho biết.

Liên quan đến những bất cập cơi nới của hàng chục hộ dân tại Khu dân cư Cơ khí số 5, theo Phó chủ tịch UBND phường Tây Mỗ: Trước đây đất thuộc nhà máy Cơ khí số 5. Nhà máy giao đất cho cán bộ công nhân viên thuộc nhà máy chứ hoàn toàn không bán hay thanh lý nhà. Các hộ dân cũng ở từ năm 1973 đến nay. Đáng ra nhà máy phải phân hoặc bán nhà hoặc có giấy tờ liên quan đến sở hữu nhưng nhà máy lại không triển khai thực hiện.

Theo ông Cường cho biết: “Với trường hợp khu dân cư Cơ khí số 5, họ thuộc diện tích đất nhà máy nhưng lại nằm trong đất dự án nên không có chứng nhận quyền sử dụng đất, không được xây dựng, cơi nới. Đây là bất cập, phường rất chia sẻ song vẫn chưa thể tháo gỡ ngay được. Đúng ra khi cổ phần hóa, đơn vị này phải bàn giao lại cho địa phương nhưng đơn vị này không bàn giao.

Với vấn đề này, UBND phường đã cho họp tổ dân phố và đã triển khai đo đạc kích thước, vừa rồi đã thực hiện việc cấp giấy đăng ký đất đai lần đầu. Chúng tôi cũng đã kiến nghị để khu vực này nằm ngoài quy hoạch để mai này thuận tiện hơn cho việc cấp giấy sử dụng đất. Nhưng điều này phải đi kèm theo điều kiện là nhà máy Cơ khí phải bàn giao lại cho địa phương”.

Trong khi chờ đợi Thành phố điều chỉnh quy hoạch chi tiết liên quan đến dự án, hàng trăm hộ dân sinh sống trong tổ dân phố Nhuệ Giang đều có nguyện vọng, nếu họ bị thu hồi đất, các cơ quan chức năng cần sớm làm thủ tục đền bù và di dời dân. Trong trường hợp không thu hồi đất cũng cần công bố để các hộ dân có quyền sử dụng đất bình thường để “an cư”, ổn định cuộc sống.

Đinh Luyện - Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm tiếp tục hầu tòa, gần 100 luật sư tham gia bào chữa

Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm tiếp tục hầu tòa, gần 100 luật sư tham gia bào chữa

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 đại án Vạn Thịnh Phát đối với Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm.
Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị định quản lý game bài uy tín , tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước đang được lấy ý kiến góp ý đã đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.
Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Bão số 3 (bão Yagi) đã gây hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và làm giao thông đứt gãy, dẫn đến một số thời điểm đã xuất hiện khan hiếm lương thực, rau củ quả. Trên thực tế, một số thương nhân đã lợi dụng tình hình này tăng giá một số mặt hàng nhu yếu phẩm.
Nhạc sĩ của "Vinh, thành phố bình minh" qua đời

Nhạc sĩ của "Vinh, thành phố bình minh" qua đời

(LĐTĐ) Nhạc sĩ Lê Hàm qua đời vào lúc 19h ngày 18/9 tại nhà riêng, hưởng thọ 90 tuổi.
Thủ tướng yêu cầu chủ động xử lý các tình huống xấu nhất do bão và mưa lũ

Thủ tướng yêu cầu chủ động xử lý các tình huống xấu nhất do bão và mưa lũ

(LĐTĐ) Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, có thể gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam với sức gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10 (89-102 km/h).
Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

(LĐTĐ) Sáng nay (19/9), giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục duy trì mức 79,2 triệu đồng/lượng, mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Giá vàng SJC bán ra 82 triệu đồng/lượng.
Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

(LĐTĐ) Vào 4h sáng nay, cầu Ngòi Móng trên ĐT445 tỉnh Hoà Bình đã bị sập, rất may không có thiệt hại về người.

Tin khác

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động