Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Phòng chống thiệt hại từ cây xanh gãy, đổ mùa mưa bão:

Cần thêm các giải pháp để đảm bảo an toàn

(LĐTĐ) Vài năm trở lại đây, cùng với quá trình đô thị hóa tăng mạnh, công tác trồng mới, duy trì cây xanh thảm thực vật trên địa bàn Thủ đô đã ngày càng được coi trọng và phát huy hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều ẩn họa từ tình trạng cây gãy, đổ gây nguy hiểm với người đi đường và người dân trong khu vực. Điều này đặt ra những yêu cầu mới nhằm triển khai có hiệu quả hơn công tác an toàn nhất là khi mùa mưa bão năm nay được cảnh báo còn nhiều diễn biến bất thường.
can them cac giai phap de dam bao an toan Chú trọng đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão
can them cac giai phap de dam bao an toan Đề phòng cây xanh bị đổ gãy trong mùa mưa bão
can them cac giai phap de dam bao an toan Loại bỏ cây trồng có độc trong trường học

Nguy hiểm vẫn rình rập

Trước những dự báo diễn biến phức tạp của thời tiết, nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an toàn cho nhân dân, giảm thiệt hại do nguy cơ gãy đổ từ cây xanh trong mùa mưa bão năm 2019, các đơn vị chức năng của thành phố đã ra quân trong nhiều đợt nhằm chủ động xử lý các cây nguy hiểm, nặng tán để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

can them cac giai phap de dam bao an toan
Cây cổ thụ trên đường Trung Liệt bất ngờ đổ ra đường

Kết quả cho thấy, 12 quận nội thành đã thực hiện cắt tỉa khoảng 12.491 cây/159 tuyến đường, phố, đạt tỷ lệ 44% kế hoạch; trong đó, số cây nặng tán khoảng 10.000 cây/159 tuyến phố; số cây xà cừ đã cắt tỉa hạ độ cao là 1.005/1.844 cây thuộc 47/65 tuyến phố.

Riêng địa bàn các huyện và thị xã Sơn Tây đã cắt tỉa khoảng 17.682 cây/53 tuyến, đạt tỷ lệ 45% kế hoạch, tập trung vào cắt tỉa đối với cây nặng tán là 12.431 cây/53 tuyến. Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh đã thực hiện chằng chống, gia cố 13.935 bộ cọc các loại; đồng thời cắt sửa cây theo đơn, thư, công văn 618 cây; chặt hạ cây chết, nghiêng, sâu mục, nguy hiểm 194 cây.

Mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, tuy nhiên vào trung tuần tháng 8, khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, kèm với gió giật cấp 8-9, đã có nhiều cành, tán cây lớn bị gãy, đổ xuống mặt đường. Riêng trong sáng ngày 3/8, trên phố Văn Cao, từ Cung thể thao Quần ngựa đến ngã ba Văn Cao - Đào Tấn có ít nhất 10 cây trồng trên dải phân cách giữa bị gãy đổ.

Đường Lạc Long Quân hướng đi Âu Cơ cũng có cây đổ chắn ngang đường khiến các phương tiện phải quay đầu đi ngược chiều. Hay trên phố Nguyễn Chí Thanh cũng có 3 cây sấu to bị ngã đổ. Trên phố Tô Hiến Thành đoạn qua số nhà 69 có một cây cổ thụ đổ chắn cả 2 chiều đường, rất may không có ai bị thương.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong cơn bão số 3, trên địa bàn thành phố đã có khoảng hơn 50 cây xanh bị gẫy, đổ. Trung bình các cây đều có đường kính từ 15 đến 50 cm phần lớn mới được trồng từ vài năm, song cũng có cây đã vài chục năm. Tình trạng cây gãy, đổ đã gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân cũng như người tham gia giao thông, đặc biệt, tại phố Trích Sài (phường Bưởi, quận Tây Hồ) một cây xanh bất ngờ đổ xuống đường khiến hai người phụ nữ đi xe máy bị thương, tuy nhiên rất may vụ việc đã không gây thiệt hại về người.

Tuy nhiên, may mắn ấy cũng không kéo dài được lâu, vào rạng sáng ngày 9/8, sau một trận mưa dông nhỏ, một gốc cây lớn trên đường Trần Đăng Ninh (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) bất ngờ đổ ra giữa lòng đường, khiến một người điều khiển xe máy đâm phải và tử vong tại chỗ.

Cần sớm có giải pháp khắc phục

Hiện nay, phần lớn hệ thống cây xanh ở Thủ đô đã phát triển qua nhiều thời kỳ, với hệ thống cây bóng mát, cây cổ thụ có khi hàng trăm tuổi. Dù các đơn vị chức năng thường xuyên thực hiện các biện pháp tỉa nhánh, cắt ngọn nhưng tình trạng cây gãy đổ, gây tai họa bất ngờ cho người đi đường vẫn tiềm ẩn khá nhiều. Ngoài ra, còn phải kể tới những tuyến đường có các loại cây tuy nhỏ nhưng cũng tiềm ẩn nguy hiểm gãy đổ do đặc điểm thân cây giòn, rễ nông, không được rào chắn cẩn thận…

Anh Ngô Quang Thạch (ở Láng Hạ, quận Đống Đa) cho biết: “Do đặc thù công việc nên tôi thường xuyên phải di chuyển trên đường. Nhiều lúc chỉ cần gió mạnh một chút là các cành cây đã bắt đầu có dấu hiệu rung gãy và sẵn sàng rơi xuống bất cứ lúc nào. Vì vậy những khi mưa to, gió lớn, tôi đều phải dừng xe tìm nơi trú ẩn an toàn, hạn chế tối đa việc đứng dưới gốc cây”.

Thực ra cây gãy, đổ trong mưa, bão là nguyên nhân bất khả kháng. Bởi, những cơn bão đổ bộ vào Hà Nội trong thời gian qua có cường độ gió giật quá mạnh, kèm theo mưa lớn là một trong những nguyên nhân hút gió, làm tăng tốc độ cho gió quật ngã các cây xanh trong nội đô. Không những thế, việc cải tạo, chỉnh trang hè, vỉa hè Hà Nội trong những năm trước đây đã xâm hại hệ thống rễ của cây xanh đường phố; các rễ phát triển ngang của cây thường bị chặt đứt trong quá trình cải tạo, chinh trang hè, vỉa.

Ngoài ra, Hà Nội có nhiều nhà cao tầng nên không gian sống của cây xanh đường phố bị thu hẹp, cây thường có xu hướng nghiêng ra phía mặt đường để lấy ánh sáng. Đây là yếu tố gây ra những hiện tượng cây bị nghiêng, làm mất cân bằng giữa tán cây và hệ rễ cây và là một trong các nguyên nhân làm cây đổ khi có gió bão.

Hàng năm, Sở Xây dựng Hà Nội đều có chỉ đạo về việc xử lý hiểm họa cây xanh có nguy cơ bật gốc, gãy đổ. Đây là việc làm kịp thời nhằm bảo đảm an toàn cho người dân Thủ đô trong mùa mưa bão. Dẫu vậy, thực tế vẫn còn những hiện tượng cây đổ, cành gãy, có trường hợp làm thiệt hại đến người và tài sản.

Vì vậy, để ngăn chặn tiến tới đẩy lùi nguy cơ mất an toàn do cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão, theo GS.TS Ngô Quang Đệ - Hội sinh vật cảnh Việt Nam, cho rằng: Thành phố cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ, phát triển trồng mới các loại cây đô thị, bảo đảm an toàn, bên cạnh những biện pháp tình thế như: Cắt ngọn, tỉa cành, thay thế cây rỗng, mục… nhằm hạn chế cây đổ bất ngờ. Đồng thời thành phố cần thành lập một đơn vị chuyên môn độc lập về công tác bảo trì, bảo dưỡng cây xanh và xây dựng bộ tiêu chí đầy đủ.

Cũng theo các chuyên gia về đô thị, về lâu dài cần có kế hoạch thay thế dần các loại cây cổ thụ quá già tuổi, phân loại nhóm tuổi tồn tại, sinh trưởng cho phép của từng loại cổ thụ để có những biện pháp thích hợp bảo vệ, thay thế… Đó cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý nghiên cứu và đưa ra những can thiệp kịp thời đối với hệ thống cây xanh, kể cả những công trình xây dựng hạ tầng làm ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển của cây xanh, bảo đảm an toàn cho con người và cảnh quan đô thị.

Hiện nay, những tai nạn liên quan cây đổ bất ngờ vẫn được coi là “họa vô đơn chí” và khó có giải pháp đền bù hay bồi thường. Vì vậy, để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của bản thân, trong thời điểm trời mưa, bão người dân không nên di chuyển trên đường trong điều kiện thời tiết xấu, mưa bão. Nếu như buộc phải di chuyển thì hãy cẩn trọng, quan sát kỹ hơn, kiểm soát tốc độ và giữ khoảng cách an toàn.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ứng phó với siêu bão Yagi, Thái Bình cho học sinh nghỉ từ hôm nay

Ứng phó với siêu bão Yagi, Thái Bình cho học sinh nghỉ từ hôm nay

(LĐTĐ) Tỉnh Thái Bình quyết định cho học sinh nghỉ học từ hôm nay, 6/9, để tránh bão Yagi.
Các trường học cần chủ động ứng phó với cơn bão số 3

Các trường học cần chủ động ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả với cơn bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các đơn vị, nhà trường cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ các tin cảnh báo, dự báo và diễn biến thời tiết.
5 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ trước khi siêu bão Yagi đổ bộ

5 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ trước khi siêu bão Yagi đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến 10h30 ngày 6/9, đã có 5 hồ thủy điện phải xả lũ để đảm bảo an toàn hồ đập, phòng, chống bão Yagi, cơn bão số 3 trong năm.
Những việc cần làm ngay để ứng phó với siêu bão Yagi

Những việc cần làm ngay để ứng phó với siêu bão Yagi

(LĐTĐ) Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai lưu ý người dân không nên chủ quan và tuân thủ một số khuyến cáo ứng phó với siêu bão Yagi (bão số 3).
Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

(LĐTĐ) Đêm Gala Tôn vinh tiếng Việt 2024 với chủ đề "Lời quê hương, lời sắt son" sẽ diễn ra vào 20h10, ngày 8/9 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV4 và VTVGo.
Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

(LĐTĐ) Hành trình đầy cảm hứng của người phụ nữ đầy nghị lực Nguyễn Thị Cẩm Nhung sẽ được chia sẻ trong chương trình "Trạm yêu thương" với chủ đề "Một hành trình mới", phát sóng vào lúc 10h00 thứ Bảy ngày 7/9/2024 trên kênh VTV1.
Sắc màu Trung Thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

Sắc màu Trung Thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Nhằm bảo tồn và phát huy những nét đẹp của văn hóa dân tộc, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình "Vui tết Trung thu 2024".

Tin khác

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Khuôn bánh trung thu, mặt nạ giấy bồi, đèn lồng, “tiến sĩ giấy”... từng gắn bó với biết bao thế hệ người Việt với những sự tích, câu chuyện của riêng mỗi món đồ chơi. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này ngày càng bị mai một. Nhiều người chỉ còn nhớ đến chúng như một món đồ chơi trong ký ức tuổi thơ mà quên đi những câu chuyện của riêng nó. Để rồi cho đến hiện tại, chỉ còn lại một vài người thợ già vẫn miệt mài làm đồ chơi truyền thống, để lưu giữ tinh hoa, để “giữ hồn” cho những món đồ đó không bị chìm vào dĩ vãng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

(LĐTĐ) Hòa chung không khí Ngày hội khai giảng năm học mới 2024 - 2025, sáng 5/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến động viên thầy, cô giáo và học sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ, quận Ba Đình.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

(LĐTĐ) Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.
Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

(LĐTĐ) Cận kề Rằm tháng Tám, các làng nghề bánh trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội tất bật vào vụ. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giữ được thương hiệu, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được các cơ sở sản xuất bánh đặc biệt chú trọng.
Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội xem xét, ban hành Nghị quyết “Danh mục kỹ thuật dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trên địa bàn thành phố Hà Nội và Danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Hà Nội” là chủ trương đúng, cần thiết, hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe, mọi người dân Thủ đô đều được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

(LĐTĐ) Thời điểm này, huyện Gia Lâm đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho năm học mới 2024 - 2025, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học. Do đó, mặc dù số lượng học sinh tăng lên nhưng với sự đầu tư của huyện và sự chuẩn bị của các trường, về cơ bản học sinh đều được bố trí đủ chỗ học.
Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

(LĐTĐ) Dự án Cụm công nghiệp Kim Bài là một trong những công trình được UBND thành phố Hà Nội chọn là công trình khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), nhằm góp phần vào tăng trưởng ngành công nghiệp theo chỉ tiêu của thành phố Hà Nội đề ra.
“Trái tim” công nghệ của Thủ đô

“Trái tim” công nghệ của Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư công nghệ cao, gắn kết nghiên cứu với sản xuất, hướng tới trở thành thành phố khoa học và công nghệ thông minh đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Từ năm 2024, người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

(LĐTĐ) Khi cái nắng cuối hè bắt đầu dịu bớt, phố Hàng Mã - con phố nổi tiếng giữa lòng Hà Nội - lại khoác lên mình một diện mạo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn bao giờ hết để chào đón mùa Trung thu đang đến gần.
Xem thêm
Phiên bản di động