Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Chấn chỉnh tình trạng ôm đất dự án rồi bỏ hoang: Quy trách nhiệm chính quyền địa phương

Ngay từ những ngày đầu năm mới, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT đôn đốc các địa phương rà soát, báo cáo thực trạng các dự án có sử dụng đất nhưng chậm triển khai...
Kiên quyết thu hồi đất dự án chậm triển khai Đất dự án bị sử dụng trái phép

Ngay từ những ngày đầu năm mới, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT đôn đốc các địa phương rà soát, báo cáo thực trạng các dự án có sử dụng đất nhưng chậm triển khai, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí đất đai, cho thấy quyết tâm mạnh mẽ chấn chỉnh bất cập, yếu kém trong lĩnh vực này.

Nhiều diện tích đất dự án bỏ hoang

Theo kết quả tổng hợp gần đây từ Bộ TN&MT, cả nước có 3.205 dự án, diện tích khoảng trên 85.163ha (chưa tính đến diện tích đất Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp) đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng. Đáng quan ngại, tình trạng này không chỉ tập trung riêng ở đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mà còn diễn ra ở hầu hết các tỉnh, TP, tập trung nhiều nhất ở khu vực ven biển.

Dự án bỏ hoang nhiều năm tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Ảnh: Doãn Thành
Dự án bỏ hoang nhiều năm tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Ảnh: Doãn Thành

Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, dựa vào kết quả giám sát của HĐND TP tính đến hết năm 2021, trên địa bàn có 379 dự án trong tình trạng chậm triển khai rải rác ở khắp các quận, huyện, ngay cả những dự án tọa lạc khu vực trung tâm TP được xem là “đất vàng” nhưng cũng nằm đắp chiếu hàng chục năm gây lãng phí tài nguyên, thất thoát ngân sách Nhà nước và tạo ra làn sóng bức xúc trong dư luận.

Đơn cử như: Dự án Trung tâm điều hành & giao dịch Vicem (quận Nam Từ Liêm), vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, khởi công vào tháng 5/2011, đối diện Vicem Tower có dự án Apex Tower (lô HH3, đường Phạm Hùng), xây dựng trên khu đất diện tích 2.780m2, khởi công từ năm 2008 nhưng đến nay cũng chỉ mới hoàn thiện phần thô. Địa bàn quận Hà Đông, tòa nhà Tokyo Tower tọa lạc tại số 48 Vạn Phúc diện tích đất gần 4.600m2, từng được tung hô là ''trái tim của quận Hà Đông'' khởi công đầu năm 2015 với 51 tầng nổi giờ giống như “xác không hồn”; hay dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi do Công ty CP Đầu tư & Phát triển nhân lực (Ladeco) phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 năm 2007 nhưng sau 15 năm dự án vẫn là một bãi đất bỏ trống, sình lầy chưa thể triển khai.

Nhiều quận, huyện khác trên địa bàn TP Hà Nội như: Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Trì... đang có sự hiện diện của hàng loạt dự án bỏ hoang, chậm triển khai. Cá biệt như huyện Mê Linh được xem là điểm nóng với gần 50 dự án vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước, nằm đắp chiếu hàng chục năm nay, một số dự án đã kéo dài tới gần 20 năm. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Bùi Duy Cường cho biết, UBND TP Hà Nội đã ban hành nhiều kế hoạch, chỉ đạo tổ công tác, lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra dự án chậm triển khai.

“Kết quả có 379 dự án chậm triển khai đã ban hành kết luận cụ thể, đề xuất xử lý, trong đó 30 dự án kiến nghị thu hồi thì nay thu hồi được 10 dự án; 35 dự án gia hạn tiến độ theo Luật Đất đai; 77 dự án chủ đầu tư tích cực khắc phục, đưa đất vào sử dụng; 63 dự án chậm GPMB, những dự án còn lại vướng một số nội dung, chủ đầu tư đang tập trung hoàn tất thủ tục” – ông Bùi Duy Cường cho hay.

Chấm dứt tình trạng giao đất tùy tiện

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, trong đó yêu cầu Bộ TN&MT chỉ đạo, đôn đốc các địa phương rà soát, báo cáo thực trạng dự án có sử dụng đất nhưng chậm triển khai, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích gây lãng phí đất đai.

Đồng thời chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xem xét, hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật khác liên quan để đưa quỹ đất vào sử dụng hiệu quả, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trước đó, Bộ TN&MT đã có kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi một số nội dung liên quan đến quy hoạch để xử lý quy hoạch treo; phân cấp cho UBND tỉnh, TP tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý những dự án kinh doanh BĐS trên địa bàn nhằm thực hiện việc thu hồi, đình chỉ, tạm dừng hoặc điều chỉnh, chuyển đổi, chuyển nhượng dự án, kiến nghị với cơ quan Nhà nước theo thẩm quyền giải quyết vướng mắc hoặc vi phạm (nếu có) theo quy định.

Bộ TN&MT cũng vừa đề xuất xây dựng “Đề án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội” trình Chính phủ phê duyệt. Đề xuất nhằm đẩy nhanh việc đưa diện tích đất của các dự án không hoặc chậm triển khai, để hoang hóa, gây lãng phí - dự án “treo” vào sử dụng.

Xung quanh vấn đề này, Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam KTS Phạm Thanh Tùng cho biết, tình trạng ôm đất nhưng chậm triển khai thực hiện hay biến tượng dự án xảy ra ở hầu hết các tỉnh, TP nơi có dự án đô thị, nhà ở... đáng chú ý ngay trung tâm Thủ đô cũng tồn tại dự án kéo dài đến 20 năm không thực hiện. Đến thời điểm này đích thân Thủ tướng phải trực tiếp chỉ đạo cho thấy sự quyết liệt để giải quyết triệt để vấn nạn này.

Một dự án khi được cấp phép trước hết phải tuân thủ quy hoạch, phù hợp với kinh tế địa phương, năng lực nhà đầu tư. Nhưng thời gian qua, việc cấp phép, phê duyệt dự án diễn ra một cách quá dễ dàng, dựa vào “quan hệ thân quen”, lợi ích nhóm, vì vậy thiếu đi công tác thanh tra, kiểm tra năng lực nhà đầu tư.

Đáng quan ngại nhất là sự lỏng lẻo trong quy định pháp luật về quản lý đất đai, khi dự án được phê duyệt thì nhà đầu tư dùng ngay dự án đó để thế chấp ngân hàng lấy tiền đầu tư, thậm chí làm việc cá nhân khác. Hay nói cách khác, nhà đầu tư đã lấy tài sản Nhà nước đi thế chấp phục vụ lợi ích riêng, còn dự án cứ nằm đó khi nào được giá thì bán sang tay, một dự án có thể sang tay 4 – 5 chủ đầu tư là chuyện không hiếm gặp.

Riêng đối việc đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương, KTS Phạm Thanh Tùng cho rằng, vấn đề này cũng phải đi kèm với luật, vì phải khẳng định rằng những dự án bỏ hoang là do lỗi của chính quyền các địa phương, khi cấp thì dễ dàng sau đó lại thiếu công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý.

Thời gian tới, cần chấm dứt tình trạng giao đất tùy tiện như trước đây, mà phải qua đấu thầu công khai, minh bạch nhưng phù hợp luật pháp và điều kiện thực tế, không phải thích bỏ giá bao nhiêu thì bỏ. Tôi cho rằng trong luật phải quy định rõ ràng về việc quy trách nhiệm người đứng đầu chính quyền nơi để xảy ra tình trạng dự án cấp phép rồi bỏ hoang, chậm triển khai.

Câu chuyện kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều lãnh đạo tỉnh Bình Thuận mới đây liên quan đến việc cấp phép dự án cần phải được lãnh đạo địa phương khác xem như bài học cảnh báo” – KTS Phạm Thanh Tùng nói.

Các chuyên gia đều chung quan điểm, để hạn chế tối đa tình trạng vi phạm đất đai trước tiên cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ lập, thẩm định đến đẩy mạnh phân cấp trong hệ thống chính quyền địa phương, thanh tra xử lý vi phạm về kế hoạch sử dụng đất. Việc thu hồi, giao đất, cho thuê đất phải quy định rõ hơn về tính chất, loại dự án để giao đất.

"Giải pháp tình thế hiện nay là cơ quan có thẩm quyền và chính quyền địa phương tổ chức rà soát, kiên quyết thu hồi các dự án mà nhà đầu tư không đủ năng lực. Những dự án nào đủ điều kiện tiếp tục triển khai thì thực hiện biện pháp đánh thuế, càng để lâu thì càng phải chịu nhiều thuế." - Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam, KTS Phạm Thanh Tùng

"Để giải quyết tình trạng dự án bỏ hoang, chậm triển khai công việc đầu tiên phải sửa đổi Luật Đất đai phù hợp điều kiện thực tế, theo hướng thông thoáng cho DN, thuận lợi đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Nhưng đồng thời cũng phải có chế tài cụ thể, cá nhân, tập thể trong cơ quan quản lý vi phạm xử lý đúng theo luật, DN vi phạm tiến hành thu hồi dự án, xử phạt vì trước giờ chúng ta hay “đánh đồng”

đổ lỗi hết cho DN." - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội Nguyễn Thế Điệp

Theo Doãn Thành/kinhtedothi.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ 2 nam sinh viên dùng kiếm cướp tài sản bán lấy tiền chơi game

Bắt giữ 2 nam sinh viên dùng kiếm cướp tài sản bán lấy tiền chơi game

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Nam Giang (sinh năm 2003); Trần Việt An (sinh năm 2004) cùng trú tại huyện Kim Bảng, Hà Nam để điều tra về tội cướp tài sản. Cả 2 đều là sinh viên một trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

(LĐTĐ) Ngày 1/7/2024, một số đối tượng đã được điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/7/2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu và một số đối tượng sẽ tiếp tục được tăng lương hưu.
Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 8 tháng năm 2024 ước thực hiện 343,6 nghìn tỷ đồng, đạt 84,1% dự toán pháp lệnh năm và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ 31/8 đến 3/9/2024), Thủ đô Hà Nội đã chào đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước, với các thị trường chính đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước phương Tây.
Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Với 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài, dự kiến số lượng người và phương tiện trở lại Thủ đô sẽ tăng cao đột biến. Vì vậy, Công an thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch bố trí 100% quân số tại các điểm nút giao thông đầu cửa ngõ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan bảo đảm phương án đón người dân lên Thủ đô học tập, làm việc an toàn.
Phối hợp chăm lo tốt đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

Phối hợp chăm lo tốt đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã phối hợp thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV). Nhờ vậy, đội ngũ CBGVNV yên tâm công tác, tận tâm, trách nhiệm với nghề, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.

Tin khác

Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2024 thì quy định nhà đầu tư phải có toàn bộ hoặc một phần đất ở mới được chấp thuận nhà đầu tư, không thông qua đấu giá, đấu thầu. Như vậy, các dự án nhà ở thương mại không có đất ở vẫn phải tiếp tục “chờ”.
Thành phố Hồ Chí Minh có thêm 1.445 căn nhà ở xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh có thêm 1.445 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Tầm nhìn đến 2030, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ xây dựng gần 70.000 nhà ở xã hội, trong đó, dự án Lê Thành Tân Kiên với 1.445 căn dự kiến được bàn giao vào năm 2026.
Grand Marina, Saigon - Những "tinh hoa" của căn hộ hàng hiệu trên nền di sản

Grand Marina, Saigon - Những "tinh hoa" của căn hộ hàng hiệu trên nền di sản

(LĐTĐ) Trên nền di sản hơn 200 năm của Ba Son, những căn hộ hàng hiệu Marriott và JW Marriott của Grand Marina, Saigon xuất hiện như tài sản hàng hiệu.
Khu công nghiệp sinh thái và công nghệ 4.0: Hướng tới tương lai bền vững

Khu công nghiệp sinh thái và công nghệ 4.0: Hướng tới tương lai bền vững

(LĐTĐ) Các khu công nghiệp (KCN) sinh thái mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường. Công nghệ 4.0 sẽ cung cấp các công cụ và giải pháp tối ưu hóa quản lý tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động môi trường.
Quy mô 6 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội

Quy mô 6 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Theo danh mục dự án nhà ở, khu đô thị thuộc Kế hoạch phát triển 2021 - 2025 (đợt 3) vừa được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, thành phố sẽ có thêm 6 dự án nhà ở xã hội. Các dự án có tổng diện tích gần 13 ha tại quận Ba Đình, Long Biên và các huyện Thanh Trì, Thạch Thất.
Huyện Thanh Oai báo cáo thành phố Hà Nội việc đấu giá đối với 68 thửa đất

Huyện Thanh Oai báo cáo thành phố Hà Nội việc đấu giá đối với 68 thửa đất

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai vừa có báo cáo gửi UBND thành phố Hà Nội về quá trình triển khai dự án, xác định giá khởi điểm và tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Cảnh giác trò lừa đảo khách hàng mua căn hộ QMS TOP TOWER

Cảnh giác trò lừa đảo khách hàng mua căn hộ QMS TOP TOWER

(LĐTĐ) Vừa qua, chủ đầu tư QMS TOP TOWER cho biết đã phát hiện 2 vụ lừa đảo khách hàng quan tâm tới căn hộ QMS TOP TOWER. Đã có 2 trường hợp thực hiện xong Bước 2 của chiêu lừa đảo. Do chủ đầu tư không cho phép khách hàng tự chuyển tiền vào căn hộ không có đăng ký với chủ đầu tư và đơn vị phân phối, nên kế hoạch lừa đảo Bước 3 của nhóm lừa đảo đã bị ngăn chặn.
Sửa bất cập để phát triển nhà ở xã hội

Sửa bất cập để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến năm 2023” đã giám sát thực tế, làm việc với nhiều địa phương, bộ, ngành về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Qua đó cho thấy, còn nhiều bất cập trong quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.
Lễ ký kết và giao nhận hợp đồng mua bán đợt 1 dự án QMS Top Tower

Lễ ký kết và giao nhận hợp đồng mua bán đợt 1 dự án QMS Top Tower

(LĐTĐ) Mới đây, Công ty Cổ phần Dịch vụ trường học Quang Minh (QMS) đã tổ chức Lễ ký kết và giao nhận hợp đồng mua bán đợt 1 dự án QMS Top Tower Tố Hữu với sự góp mặt của quý khách hàng cùng các đối tác.
Ngay gần Hà Nội, Hà Nam là “chân ái” cho các tín đồ du lịch văn hoá

Ngay gần Hà Nội, Hà Nam là “chân ái” cho các tín đồ du lịch văn hoá

(LĐTĐ) Cách Hà Nội chỉ một tiếng chạy xe, du lịch Hà Nam chắc chắn là nơi - phải - đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa khi đang được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”.
Xem thêm
Phiên bản di động