Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Có một thầy giáo như thế

(LĐTĐ) Bén duyên với nghề dạy học từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo luôn tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng bằng việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, để tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ sinh viên học tập và đi theo con đường mà Bác Hồ đã chọn.
Thầy giáo quân hàm xanh “gieo chữ” nơi biên cương Chuyện kể về thầy giáo đam mê công tác thiện nguyện

Xác định vai trò của người thầy rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nên ngay từ những ngày đầu đứng trên giảng đường, thầy giáo Nguyễn Quốc Bảo đã luôn tâm niệm bản thân phải nắm bắt đầy đủ kiến thức, hiểu rõ vấn đề, nội dung mình truyền đạt cho sinh viên. Điều đó càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi giảng dạy những môn học lý luận, tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

“Đối với tôi, được giảng dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là một niềm vinh hạnh hết sức lớn lao. Để có thể giảng dạy, truyền đạt về tư tưởng, phong cách sống của Bác tôi luôn tự cố gắng để hiểu được Bác đầy đủ nhất. Từ việc xem, đọc, nghiên cứu các tư liệu viết về Bác, đến nghe nhiều câu chuyện kể về Người, khi đi bất cứ đâu và gặp bất kỳ ai. Từ đó, thấm nhuần, đúc kết lại thành bài giảng của mình để giảng dạy và truyền cảm hứng đó đến với thế hệ sinh viên, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay”, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo chia sẻ.

Có một thầy giáo như thế
PGS. TS Nguyễn Quốc Bảo (ngồi bên phải) chụp ảnh cùng các thầy, cô và sinh viên khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Theo thầy giáo Bảo, học theo Bác không chỉ ngày một, ngày hai, cũng không phải việc này, việc khác, cái gì đó cao siêu. Mà cần học thường xuyên liên tục, tất thảy những việc diễn ra trong cuộc sống thường ngày, khi thật tâm, thì soi chiếu vào đó, ai cũng đều có thể thấy được những việc mình có thể học theo, làm theo Người.

Đó có thể là một thái độ ứng xử, hoà nhã, đúng mực của người cán bộ trong mỗi lần tiếp xúc với dân; là sự nêu cao trách nhiệm, làm hết việc, chứ không làm hết giờ trong thực thi công vụ hàng ngày của mỗi người. Đó cũng có thể là một hành động sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành nhiệm vụ; hay chỉ là sự chia sẻ khó khăn với người khó khăn hơn mình…

Làm tốt những điều này chính là mỗi người đã học làm theo tấm gương hết lòng phục vụ nhân dân; tình đoàn kết, thương yêu đồng chí, thương yêu con người - những giá trị đạo đức tốt đẹp được kết tinh trong con người của Bác. “Từ nhận thức đó, trong suốt những năm tháng nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, khi có dịp tiếp xúc với nhiều người ở nhiều nơi, tôi luôn cố gắng truyền tải những tư tưởng, phong cách sống của Bác hiện lên một cách sống động, gần gũi nhất đến các thế hệ học sinh, sinh viên”, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo nói.

Hơn 30 năm làm công tác giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thấm nhuần lời dạy của Bác, thầy giáo Nguyễn Quốc Bảo đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ sinh viên học tập và làm theo lời Bác. Khi đến tuổi nghỉ chế độ, thầy giáo Bảo vẫn tiếp tục cống hiến sức mình cho “sự nghiệp trồng người” thông qua các chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh tại các lớp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhất là những lớp về đào tạo cán bộ nguồn của Trung ương, các lớp học nghiên cứu sinh,…

Nhấp chén trà để tiếp tục kể lại sự nghiệp “bảng đen, phấn trắng” của mình, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo chia sẻ, khi kể chuyện về Bác Hồ không chỉ là truyền bá tri thức và hiểu biết về Bác mà phải dùng trái tim mình để kể cho các em sinh viên. Từ đó mới tạo sự lay động trong lòng các em và tạo động lực thúc giục các em học tập và làm theo tấm gương của Bác, để rồi ai ai cũng có thể thấy được tầm vóc vĩ đại của lãnh tụ, thấy được cống hiến lịch sử vô giá của Người với dân tộc, với Đảng, với thế giới. “Có những lần tôi giảng dạy cho các sinh viên về những giây phút cuối đời của Bác, về cách Bác sinh hoạt, cách Bác không màng lấy sức khoẻ của mình để lo cho dân cho nước trong những ngày tháng cuối cùng của Bác. Tôi thấy giọt lệ của các em rơi dài trên má khiến tôi xúc động vô cùng”, thầy giáo Bảo xúc động kể lại.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng dân tộc, mối quan hệ dân tộc - giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam; về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng nhân văn và văn hóa.

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo, việc dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các lớp, các trường có nhiều điểm chung nhưng với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền phải có thêm những nội dung đặc biệt. Đó là giúp các em sinh viên của mình hiểu thêm về báo chí cách mạng. Cần phải biết Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài, mà còn là người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là nhà báo lỗi lạc của nền báo chí ấy.

Từ thực tiễn hoạt động sinh động của cách mạng Việt Nam, Bác coi báo chí là một thứ vũ khí cách mạng sắc bén và đã sử dụng báo chí một cách tài tình để tuyên truyền cách mạng, để vận động nhân dân tham gia sự nghiệp cách mạng. “Báo chí luôn là lực lượng vô cùng quan trọng của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Người làm báo phải dùng cây bút, trang giấy làm vũ khí sắc bén chiến đấu cho mục đích vẻ vang của cách mạng.

Tôi luôn thấm nhuần lời dạy đó của Người và cố gắng không ngừng nghỉ để truyền dạy tư tưởng của Bác cho từng thế hệ sinh viên, để khi ra trường, các em trở thành những nhà báo cách mạng, dùng “cây bút, trang giấy” của mình để phục vụ nhân dân, vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc và đóng góp quan trọng cho khát vọng về đất nước Việt Nam cường thịnh, giàu mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo bày tỏ.

Thực tế trong suốt 30 năm đứng trên giảng đường, khi được giảng bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho những “nhà báo trong tương lai”, tôi luôn khuyến khích, động viên các em học tập làm theo tấm gương của Bác. Vì Bác bắt đầu sự nghiệp cách mạng của mình cũng từ nghề Báo. Bác luôn coi báo chí là công cụ sắc bén để phục vụ cách mạng.

Từ đó, cố gắng giúp các em sinh viên hiểu được báo chí luôn phải đảm bảo tính tư tưởng, giáo dục, chiến đấu, chân thật và thẩm mỹ; phải kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện xa rời tôn chỉ mục đích và lập trường chính trị của Báo chí cách mạng, chống lại khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận. Phải làm sao để việc học tập làm theo Bác trở thành một nhu cầu văn hoá thường xuyên bền bỉ tự giác đối với mỗi con người.

Đến nay dù tuổi đã cao, sức khỏe không còn được như xưa, nhưng PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo vẫn miệt mài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi ngày đều học theo lời dạy của Bác và thường xuyên truyền cảm hứng cho các thế hệ sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức học tập và làm theo lời Bác. “Mình còn sức khỏe, còn làm việc để cống hiến cho Đảng, cho dân thì vẫn luôn lấy việc nghiên cứu Hồ Chí Minh là trọng điểm và viết những tác phẩm, công trình để lại cho thế hệ sau, góp phần vào việc nâng cao nhận thức của xã hội và cũng là tiếp tục tình yêu với Đảng, với Bác”, thầy giáo Nguyễn Quốc Bảo tâm sự./.

H.Phúc – K.Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đông Anh: Khánh thành, gắn biển 10 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Đông Anh: Khánh thành, gắn biển 10 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh đã tổ chức Lễ khánh thành, gắn biển các công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Sau hai tuần kêu gọi, đến ngày 24/9, Hội Kỹ thuật nổ mìn Việt Nam đã quyên góp được 100 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Kinh doanh đường cát không rõ xuất xứ, một hộ bị phạt hơn 100 triệu đồng

Kinh doanh đường cát không rõ xuất xứ, một hộ bị phạt hơn 100 triệu đồng

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Long An vừa ký ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đối với hộ kinh doanh Hoàng Phát trên địa bàn thị xã Kiến Tường với số tiền 110,500 triệu đồng, do có hành vi kinh doanh đường cát không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP.HCM ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mở ra cơ hội hợp tác toàn cầu

TP.HCM ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mở ra cơ hội hợp tác toàn cầu

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và cắt băng khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại TP.HCM trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP.HCM".
Giá xăng tăng hơn 700 đồng/lít trong ngày 26/9?

Giá xăng tăng hơn 700 đồng/lít trong ngày 26/9?

(LĐTĐ) Tuần qua, giá xăng dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh ở mức 4%, theo dự báo của các chuyên gia, trong kỳ điều hành giá xăng ngày 26/9, giá xăng có thể tăng mạnh lên mức từ 700 - 810 đồng/lít nếu các nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá. Nếu đúng như dự báo, giá xăng ngày 26/9 sẽ vượt mức 20.000 đồng/lít.
Hoa hậu Ngọc Hân làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường

Hoa hậu Ngọc Hân làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường

(LĐTĐ) Hoa hậu Ngọc Hân kỳ vọng cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường - chủ đề “Ngôi trường xanh” sẽ góp phần nâng cao tiềm thức của trẻ thơ về các hoạt động bảo vệ môi trường, lan tỏa lối sống xanh, có ích tới cộng đồng.
Cung Thiếu nhi Hà Nội: Công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Cung Thiếu nhi Hà Nội: Công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 3 năm triển khai, dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong các công trình lớn được khánh thành chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tin khác

Quận Ba Đình: Diễn tập xử lý tình huống nhiều học sinh mắc ngộ độc thực phẩm

Quận Ba Đình: Diễn tập xử lý tình huống nhiều học sinh mắc ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Sáng 25/9, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm với tình huống nhiều học sinh mắc phải.
Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Chủ động tiếp cận Chương trình mới

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Chủ động tiếp cận Chương trình mới

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 là kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên của học sinh học chương trình, sách giáo khoa mới biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục Thủ đô đang tích cực, chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi này.
Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 24/9, toàn Thành phố chỉ còn 4 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (23/9), toàn thành phố Hà Nội còn 20 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Quận Ba Đình tặng quà 123 học sinh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão

Quận Ba Đình tặng quà 123 học sinh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão

(LĐTĐ) Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình đã tặng quà cho 123 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn phường Phúc Xá.
Thanh tra, kiểm tra các khâu trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng

Thanh tra, kiểm tra các khâu trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng

(LĐTĐ) Theo hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học 2024 - 2025 đối với các cơ sở đào tạo, tất cả các khâu trong công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học và trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non đều được thanh tra, kiểm tra.
Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Thông báo số 3205/TB-SGDĐT về việc tuyển sinh vào lớp 10 đối với một số cơ sở giáo dục năm học 2024 - 2025.
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Xem thêm
Phiên bản di động