Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đánh thuế bất động sản không thể chần chừ

(LĐTĐ) Trước thực trạng giá bất động sản đang tăng “chóng mặt” tại nhiều địa phương trên cả nước dẫn đến hiện tượng đầu cơ, thổi giá đất, làm nhiễu loạn thị trường… Để ngăn chặn tình trạng này, theo các chuyên gia về thuế phân tích, cần thiết phải sử dụng công cụ thuế một cách phù hợp đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, đặc biệt là với những người “ôm đất”, có nhà nhưng không ở...
Chặn đầu cơ bất động sản: Giải pháp từ công cụ thuế Đánh thuế bất động sản “bỏ hoang” để chặn đầu cơ, tránh lãng phí?

Cần minh bạch thông tin đất đai, quy hoạch

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, kể từ năm 2014 đến nay, giá bất động sản liên tục giữ đà tăng, với mức tăng bình quân hàng năm trên 10%/năm, thậm chí, nhiều dự án tăng trên 20%/năm. Trong khi đó, một số liệu khác từ Bộ Xây dựng cũng cho thấy, tính đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư tăng bình quân khoảng 5–7%, giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15–20% và giá đất nền tăng “nóng” 20–30% so với thời điểm cuối năm 2020. Cá biệt, có thời điểm đất nền tại một số địa điểm thuộc vùng ven Hà Nội như như Quốc Oai, Thạch Thất tăng 20%, Ba Vì tăng 45% hay một số điểm thuộc tỉnh Hòa Bình tăng lên đến 46%...

Đánh thuế bất động sản không thể chần chừ
Cần minh bạch thông tin đất đai, quy hoạch để hạn chế đầu cơ, ôm đất.

Mặc dù giá đất liên tục tăng, thế nhưng, số lượng người đổ xô đi mua đất lại không hề giảm. Theo các chuyên gia bất động sản, không đâu như ở Việt Nam, người dân gặp nhau thường khoe mới mua thêm được mảnh đất chỗ này, căn nhà chỗ kia, nhưng tuyệt nhiên không ai đề cập đến việc phải xoay tiền đóng thuế do sở hữu nhiều nhà đất. Dẫu vậy, hiện cũng chưa có chính sách nào kích thích phát triển bất động sản mà chủ yếu do người dân, giới đầu cơ mua bán lòng vòng, “găm” đất để đẩy giá, thổi giá, do đó sẽ để lại nhiều hệ lụy. Rõ ràng, cần phải có công cụ thuế để sớm chặn đứng hiện tượng đáng quan ngại này.

Đề cập đến vấn đề đất đai, tại phiên chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề đầu cơ đất đai, trốn thuế giao dịch đất đai, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, “sốt đất” chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ, còn về tổng thể xã hội thì gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Trong khi đó, một số người đầu cơ, trục lợi từ thị trường bất động sản, có thể đã “thổi giá” đất tại nhiều khu vực. Từ đó, nhiều người khác bị hấp dẫn, cuốn theo “cơn lốc” đầu tư. Hệ lụy là nhiều người đã thua lỗ, vỡ nợ, bị chôn vốn, không thể thoái vốn khỏi các dự án được.

Nhìn tổng thể cả nền kinh tế thì một lượng lớn tiền đổ vào bất động sản, mua đi, bán lại đang làm lãng phí nguồn lực phát triển và nếu lượng vốn đó đầu tư cho phát triển sẽ tạo ra giá trị gia tăng rất lớn. Trong khi đó, đất nước lại không thu được quá nhiều thuế từ hoạt động đầu cơ đất, mua đi, bán lại.

Để kiểm soát vấn đề “sốt đất”, ông Hoàng Văn Cường cũng cho rằng các cơ quan có thẩm quyền cần phải minh bạch thông tin đất đai về quy hoạch, xây dựng các dự án, quỹ đất... Khi thông tin công khai, đầy đủ và kịp thời sẽ giúp tránh được tình trạng người dân bị thông tin không chính thức dẫn dắt. Ông Cường cũng cho rằng, người đầu cơ, người tạo ra tin đồn rất nhanh tay mua và bán cho người khác với giá cao. Người mua sau do thông tin thiếu minh bạch đã mua đất giá cao và khó thoát ra được. Do đó, lợi ích chỉ chuyển từ một số nhóm người này sang một số nhóm người khác. Thiệt hại về tiền chuyển từ người này sang người khác. Nếu chúng ta không thông tin một cách đầy đủ, thì nhiều người dân sẽ bị cuốn theo và làm lợi cho một số người.

Bên cạnh đó, ông Hoàng Văn Cường cũng mong muốn cần sớm có chính sách hiệu quả để xử lý dứt điểm tình trạng đầu cơ, thổi giá đất. “Cần đánh thuế thật mạnh để kiểm soát sốt đất. Chúng ta tạo ra một chính sách thuế tốt để làm sao người mua hay đầu cơ sẽ không hưởng lợi từ việc đó, thay vì thả nổi như hiện nay mới xử lý được vấn đề”, ông Cường nói.

Đánh thuế phải đúng mới trị hết “bệnh”

Vẫn biết, chính sách nào, thực trạng ấy. Thế nhưng ở Việt Nam, những khu đất hoang, nhà hoang ngày càng nở rộ ở khắp các đô thị trên cả nước. Chẳng mấy ai bị thôi thúc phải đưa đất vào khai thác, kinh doanh vì giá còn lên nữa, vì không có ai đánh thuế người bỏ đất hoang... Trong khi đó, tâm lý có tiền mua nhà, đất nay loang ra đất phân lô ở tỉnh. Mua đi, bán lại, lướt sóng đất đai là "chôn tiền" vào đất nhưng nó đang trở thành xu hướng "đầu tư" của số đông. Họ tin rằng "đất không đẻ thêm đất" nên ôm đất chỉ có lãi. Hệ quả là đất bỏ hoang sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Thực tế thuế bất động sản bao gồm nhà và đất, Việt Nam đã có dự tính từ cách đây 20 năm. Mới đây nhất, Bộ Tài chính cũng có đề xuất nhưng chưa nhận được sự đồng thuận chung của dư luận xã hội. Chuyên gia bất động sản Nguyễn Thanh Hùng cho rằng, giá nhà mỗi năm một tăng do nguồn cung chưa đáp ứng đủ. Chính vì vậy, trước mắt, muốn thị trường bình ổn hơn, hạ nhiệt về giá thì phải giải tỏa được nguồn cung. Trong khi đó, nếu đánh thuế bất động sản phải đánh thuế đúng mới giảm được đầu cơ, nếu đánh không đúng thì rất khó. Trong khi đó, người dân thì có trăm phương, nghìn kế để lách luật. “Giải pháp trước mắt để gỡ khó cho thị trường hiện nay có thể làm ngay là giảm bớt thủ tục pháp lý, khơi thông nguồn cung. Nguồn cung dồi dào, đa dạng sẽ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh”, ông Hùng cho hay.

Đánh thuế bất động sản không thể chần chừ
Chưa đánh thuế bất động sản nên nhiều dự án, nhà ở bỏ hoang dẫn đến hiện tượng ôm đất, đầu cơ đất.

Cũng liên quan đến vấn đề đánh thuế bất động sản, tại phiên chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, với dự án chậm sử dụng đất khi đấu giá, phải đưa ra lộ trình sử dụng và coi đây là quy định bắt buộc. Nếu kéo dài thì phải có biện pháp đánh thuế tránh đầu cơ, trục lợi. Cùng với đó, sẽ đánh thuế cao hơn với các trường hợp đầu cơ, găm đất, bởi các trường hợp này không làm phát sinh giá trị kinh tế xã hội. Đánh thuế cao cũng khiến người đang ôm đất phải từ bỏ. Giá đất đang cao có thể thấp xuống.

“Kể cả nhà ở, đất ở, dự án không đầu tư, hay đất nông nghiệp không sử dụng... phải đánh thuế. Người có 5-6 nhà nhưng nhà nào không ở, không sinh lời cho xã hội thông qua cho thuê, kinh doanh thương mại thì phải đánh thuế”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề cập.

Ý kiến đưa ra là vậy, tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, muốn áp thuế cần phải có lộ trình nhiều năm, đâu phải muốn là làm ngay được. Đó phải là một lộ trình nhiều năm để xây dựng dữ liệu, là các kịch bản để thị trường bất động sản làm quen với không có thuế và có thuế, là phải sửa Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở và ban hành Luật thuế tài sản...

Nhiều năm qua, các cơ quan chức năng cứ bàn mãi, nói mãi về thuế nhà đất mà không hành động, dòng vốn chảy vào đất vẫn không ngừng. Đất, nhà bỏ hoang khắp nơi. Giá nhà, đất tăng có lợi cho một bộ phận người đầu tư, nhưng ngược lại là gánh nặng cho người sản xuất kinh doanh, cho chính quyền khi đền bù thu hồi đất thực hiện các dự án công ích, cho đại đa số người dân cần nhà ở. Trong khi đó, chưa thấy rõ “bàn tay” điều tiết của Nhà nước để khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, hướng thị trường bất động sản phục vụ số đông người dân. Bởi thế, vấn đề bỏ hoang nhà, đất không phải trả thuế diễn ra khắp nơi và người người, nhà nhà có tiền vẫn đổ xô đi mua đất…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Grab triển khai chương trình “Điều ước sau tay lái” năm 2024

Grab triển khai chương trình “Điều ước sau tay lái” năm 2024

(LĐTĐ) Grab Việt Nam vừa triển khai chương trình “Điều ước sau tay lái’ năm 2024. Đây là một chương trình nằm trong nỗ lực tăng cường sự gắn kết của cộng đồng đối tác tài xế, thông qua việc hỗ trợ các bác tài, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, có thể thực hiện được những mong ước của họ dành cho bản thân và gia đình.
Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Trước khi bão số 3 đổ bộ đất liền, thành phố Hà Nội đã thực hiện các biện pháp ứng phó với bão. Trong đó, di dời hơn 200 người dân khu vực nguy hiểm tránh bão; rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất.
EVNHANOI khẳng định: Sẽ không thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện trong cơn bão số 3

EVNHANOI khẳng định: Sẽ không thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống bão, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã triển khai các phương án phòng chống bão và yêu cầu các đơn vị trực thuộc sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.
Quận Hoàng Mai: Tiếp tục di chuyển người dân đi tránh trú bão số 3

Quận Hoàng Mai: Tiếp tục di chuyển người dân đi tránh trú bão số 3

(LĐTĐ) Hôm nay (7/9), quận Hoàng Mai đã rà soát, tuyên truyền và vận động người dân ở những khu vực có nguy cơ nhà sụp đổ trước bão số 3, di chuyển đến nơi an toàn để tránh trú.
Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Được biết đến là “đất trăm nghề” với nhiều làng nghề, làng có nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi, thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng tầm thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, thành phố Hà Nội đã tập trung đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ làng nghề xây dựng các kênh bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử… Nhờ đó, sản phẩm làng nghề của Thủ đô ngày càng khẳng định được thương hiệu và vươn xa.
Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

(LĐTĐ) Trong hai ngày 6 và 7/9, cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến Hà Nội. Tại quận Nam Từ Liêm, chính quyền quận đã nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả và hỗ trợ kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng.
Hà Nội khẩn trương khắc phục tình trạng cây xanh gãy, đổ do mưa bão

Hà Nội khẩn trương khắc phục tình trạng cây xanh gãy, đổ do mưa bão

(LĐTĐ) Từ trưa đến cuối giờ chiều ngày 7/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cảnh cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.

Tin khác

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thị trường siết chặt hành lang pháp lý và hạn chế nguồn cung chất lượng, những sản phẩm minh bạch, mang lại khả năng sinh lời vẫn chiếm thế “thượng phong”, được khách hàng săn lùng.
Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

(LĐTĐ) Được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy hoạch thành quận vào năm 2025, huyện Đông Anh đang trở thành tâm điểm đầu tư bất động sản của Hà Nội và được dự đoán sẽ là khu vực nóng tiếp theo của Thủ đô cho đầu tư bất động sản. Với giao thông ngày càng hoàn thiện, Đông Anh là nơi “hạ cánh” của hàng loạt cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực này.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

(LĐTĐ) Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, việc đấu giá đất vùng ven do các huyện thực hiện có giá cao vọt lên so với giá mặt bằng chung của thị trường, thậm chí có nơi gấp từ 2 - 3 lần. Hiện, Sở đang phối hợp với cơ quan Công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng đi “kích sóng” đất nền.
Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài xuyên đêm. Nhiều lô có giá đấu trúng gấp 10 lần giá khởi điểm, thậm chí có lô mức giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2, cao gấp gần 18 lần so với giá khởi điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động