Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn từ cây sen

(LĐTĐ) Chuyển đổi mô hình trồng sen, kết hợp phát triển du lịch trên đất lúa kém hiệu quả là một hướng đi mang lại nhiều lợi ích cho nông dân ngoại thành Hà Nội. Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhưng người dân vẫn mong muốn có sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, được đào tạo kỹ năng phục vụ du khách cũng như quảng bá sản phẩm để phát triển loại hình du lịch này bài bản và chuyên nghiệp hơn.
Gìn giữ hương trà sen của người Hà Nội Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới

Những đầm sen “hái ra tiền”

Dễ trồng, thích nghi tốt với những vùng đất trũng, nhiều năm qua, cây sen đã được nông dân tại xã An Phú (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chọn làm cây trồng phát triển kinh tế thay thế cây lúa.

Những ngày giữa tháng 7, về thôn Đức Dương (xã An Phú) đúng mùa sen nở, không ít người ngỡ ngàng bởi sen đã phủ kín một vùng ruộng trũng khi xưa. Ông Nguyễn Văn Chức (chủ đầm sen Hạnh Chức) cho biết, trước đây vùng đất này người dân chủ yếu canh tác lúa nhưng nguồn thu nhập mang lại không cao.

Từ những khó khăn về thời tiết, năng suất lúa không cao, ông Chức quyết định chuyển sang canh tác cây trồng khác có hiệu quả hơn nhằm tăng nguồn thu nhập cho gia đình. Thấy nhiều nơi trồng sen mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ông quyết định chuyển sang loại cây trồng này.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn từ cây sen
Sen mang lại giá trị kinh tế cho nông dân ngoại thành.

Liền kề với đầm sen của gia đình ông Chức, gia đình bà Vương Thị May cũng đã chuyển đổi thành công từ mô hình trồng lúa sang sen hạt. Trong câu chuyện về trồng sen trên vùng đất trũng, bà May cho hay: “Trồng sen không cần đầu tư quá lớn, thời gian thu hoạch của sen lâu hơn lúa. Ngoài hoa, người trồng thu hoạch lá, hạt sen, hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa, từ đó mà bà con trong vùng phấn khởi, cùng nhau chuyển đổi, nhân rộng mô hình”.

Đến nay sau hơn 10 năm chuyển đổi mô hình, vùng đất trũng của thôn được bao phủ bởi 200ha sen hồng. Người dân nơi đây trồng sen một vụ/năm, bắt đầu từ tháng 2 hàng năm và đến khoảng tháng 5 cây sen cho thu hoạch.

Không chỉ riêng tại huyện Mỹ Đức, đến với xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai) vào những tháng hè, không khó để bắt gặp những đầm sen nở rộ, trải dài, mùi hương thơm ngát. Tại đây, ông Nguyễn Văn Hòa (thôn Hoàng Trung) được người dân biết đến với biệt danh “vua sen”, vì ông là người đầu tiên ở khu vực trồng sen với quy mô hàng hóa.

Chỉ vào đầm sen rộng bạt ngàn, ông Hòa tâm sự: “Từ mô hình chăn nuôi và trồng lúa chuyển sang trồng sen chuyên canh, ban đầu tôi chỉ canh tác vài mẫu. Sau khi thấy nhu cầu về hoa sen, hạt sen, củ sen ngày một nhiều, cùng với kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình làm, gia đình tôi đã chủ động mở rộng sản xuất, đến nay là 40 mẫu.

Ông Hòa cho biết, với đặc tính dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, các sản phẩm của cây sen như lá, ngó, củ, hoa, hạt… đều mang lại kinh tế, được tiêu thụ rộng khắp. Thời gian thu hoạch sen đều đặn khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, từ lúc trổ bông đến lúc sen tàn.

Một trong những ưu điểm của mô hình trồng sen là khi đến đợt thu hoạch, thương lái đến tận nơi để thu mua. Do đó, nông dân không phải “chạy đôn chạy đáo” tìm đầu ra so với các loại cây trồng khác. Giá sản phẩm cũng tương đối cao, hoa sen khoảng 3.000 đồng/bông, hạt sen khoảng 35.000-40.000 đồng/kg tùy thời điểm. Mỗi năm, với sản lượng 25 tấn hạt sen sẽ mang đến doanh thu cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn từ cây sen
Đầm của gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (xã Hồng Dương, Thanh Oai) được đầu tư hệ thống đèn điện, bắc cầu gỗ, chòi nghỉ để phục vụ khách chụp ảnh.

Bên cạnh thu nhập từ sen, ông Hòa còn thả thêm cá truyền thống, cá tự tìm thức ăn từ sinh vật phù du nên không tốn công chăm sóc, mỗi vụ ông xuất thêm hàng tấn cá thịt chất lượng cao. Trên bờ, ông nuôi thêm bò để ăn cỏ tự nhiên, bớt công cắt cỏ, phân bò cho xuống cánh đồng sen làm sen tốt hơn, hoa đậm màu. Cùng với đó là vài trăm gốc nhãn, gốc bưởi.

Góp phần phát triển du lịch nông thôn

Không chỉ mang đến nét đẹp cho vùng quê, sau hơn nhiều năm chuyển đổi mô hình, cây sen đã giúp nông dân thoát nghèo, phát triển kinh tế. Bên cạnh khai thác thuần nông sản, nhạy bén với nhu cầu của thị trường, các chủ đầm đã biến sen của mình thành địa điểm hút khách đến tham quan, chụp ảnh, quảng bá thương hiệu. Sáng sớm là thời điểm hoa bắt đầu nở bung, chủ đầm cắt một phần hoa đem bán. Số hoa còn lại trong đầm là để cho khách đến tham quan

Loại hình du lịch cộng đồng này đang phát triển mạnh và đáp ứng nhu cầu cho du khách muốn trải nghiệm và khám phá… Vào những dịp cuối tuần, có rất đông khách đến tham quan tại các cánh đồng sen tại xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai), xã An Phú (huyện Mỹ Đức), xã Đại Thịnh (huyện Mê Linh)… để chụp ảnh.

Để hút khách, các đầm không ngần ngại đầu tư hệ thống đèn điện, bắc cầu gỗ, lót cả thảm để phục vụ khách. Trong khuôn viên của đầm cũng được bố trí bàn ghế để phục vụ khách ăn uống, nghỉ ngơi.

Nói về việc kết hợp khai thác du lịch trên chính đầm sen của gia đình, ông Chức cho hay: “Ban đầu chỉ một số hộ trồng, nhận thấy hiệu quả, các hộ trong thôn chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau nhân rộng mô hình. Diện tích đầm rộng, nhiều người đi qua thấy vùng sen bạt ngàn thì dừng lại chụp ảnh. Sau đó, họ rủ bạn bè, người thân tới chụp ảnh rất đông. Nhận thấy tiềm năng, chúng tôi kết hợp một số dịch vụ, đầu tư cầu tre, chòi quán, dựng khu cho thuê trang phục. Đến nay, đầm sen trở thành địa điểm quen thuộc để người dân đến tham quan, chụp ảnh và mua hoa, đài sen tại đầm”.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn từ cây sen
Du khách lựa chọn các đầm sen tại khu vực ngoại thành Hà Nội là nơi tham quan, chụp ảnh.

Chia sẻ về hiệu quả và hướng phát triển cây sen nơi đây gắn với khai thác du lịch, ông Bùi Văn Chuyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Phú cho hay: “Trồng sen thu hoạch được nhiều lần, năng suất cao hơn cấy lúa, tạo thu nhập tốt, đem lại sự phấn khởi cho nhân dân trong vùng, tuy nhiên hiện nay bà con vẫn đang làm tự phát. Xã cũng đã trình, xin chuyển đổi 200ha để chuyên trồng sen, khai thác dịch vụ du lịch.

Giống sen các hộ đang trồng chỉ cho thu khoảng 3 tháng trong một năm, để tạo sự đa dạng về các loại sen, có thể trồng, sản xuất quanh năm phù hợp với khai thác du lịch, chúng tôi đang triển khai thí nghiệm dự án đưa một số giống sen mới vào trồng như: Sen củ, sen hoa... Một số cán bộ huyện, xã và hộ dân đã được tập huấn, tham quan các mô hình trồng sen ở huyện Mê Linh, ở tỉnh Thừa Thiên Huế... để có thể đưa các giống sen mới về trồng ở địa phương”.

Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, tuy nhiên hiện nay, nhiều người trồng sen vẫn còn một số trăn trở do hoa sen phụ thuộc nhiều vào thời tiết, kỹ thuật chăm sóc của người dân vẫn còn hạn chế.

Đặc biệt, mặc dù các địa phương đã bước đầu phát triển du lịch, tuy nhiên chưa phát huy hết tiềm năng vốn có. Các dịch vụ du lịch chủ yếu mang tính tự phát của hộ dân, quy mô còn nhỏ lẻ. Trong thời gian tới, người nông dân rất cần sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đào tạo kỹ năng phục vụ du khách cũng như quảng bá sản phẩm thương hiệu sen, xây dựng các dự án kêu gọi thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch xanh tại các đầm sen.

Thời gian qua, cụ thể hóa Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đã quan tâm việc phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Do đó, việc khai thác và làm nổi bật những đặc trưng riêng có về du lịch nông nghiệp, nông thôn trong định hướng phát triển du lịch của Thủ đô và cả nước.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, UBND Thành phố đã sớm ban hành và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022 - 2025. Các sở, ngành, địa phương đã có chương trình, hoạt động lồng ghép nội dung phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Tới đây, Sở sẽ đánh giá một cách tổng quát tiềm năng, cách thức phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội nhằm khai thác, phát triển một cách hiệu quả loại hình này.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.
Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

(LĐTĐ) Bão số 3 có tên quốc tế là Yagi hoạt động trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông. Dự báo, từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày 3/9, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC08) cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 đến sáng 3/9), lực lượng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xử lý 5.845 trường hợp vi phạm trên cả đường bộ và đường thủy; tạm giữ 8 xe ôtô, 2.063 xe môtô, 17 xe thô sơ.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.

Tin khác

Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

(LĐTĐ) Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, nông nghiệp vẫn là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế. Với Hà Nội, kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 8 tháng năm 2024 ước thực hiện 343,6 nghìn tỷ đồng, đạt 84,1% dự toán pháp lệnh năm và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Hà Nội tháng 8/2024, ước đạt tăng 0,1% so với tháng 7 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, ước tính 8 tháng năm 2024, chỉ số IIP của Thành phố tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

(LĐTĐ) Tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 7 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Tỷ giá USD hôm nay (3/9): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (3/9): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

(LĐTĐ) Sáng nay 3/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên, hiện ở mức 24.224 đồng (do trong nước đang trong kỳ nghỉ lễ). Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,64 điểm - giảm 0,11%.
Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 3/9, sự phục hồi của đồng USD tiếp tục tạo áp lực lên kim loại màu vàng đưa giá vàng giao ngay giảm 4,3 USD về mốc 2.500 USD/ounce.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

(LĐTĐ) Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã tham gia khá sâu vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện tiềm năng phát triển ngành Công nghiệp ở các địa phương là rất lớn, nhưng nhiều địa phương lại chưa chủ động trong việc xây dựng, ban hành thực thi các chính sách riêng để khai thác hết lợi thế, tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ…
Giá vàng hôm nay (2/9): Vàng SJC ở mức 79 – 81 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (2/9): Vàng SJC ở mức 79 – 81 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC đang được giao dịch với mức 79 – 81 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), chênh lệch giá mua - bán vàng SJC vẫn đang duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hiệu quả từ thực hiện chương trình OCOP thời gian qua được đánh giá tạo ra “làn gió mới” trong sản xuất và phát triển nông nghiệp Thủ đô. Trong đó, việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử (TMĐT) cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn TMĐT, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream)… mở ra hướng đi mới và đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã chú trọng thực hiện.
Xem thêm
Phiên bản di động