Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đình làng nơi giữ hồn văn hóa Việt

(LĐTĐ) Đối với mỗi người dân Việt Nam, đình làng không chỉ đơn thuần là một địa điểm tâm linh mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng. Dù có trải qua hàng nghìn năm với biết bao biến cố lịch sử, đình làng vẫn là một biểu tượng ăn sâu vào tâm thức của mỗi người.
Độc đáo đình làng siêu nhỏ bằng gỗ gụ được chế tác suốt 5 năm Người hồi sinh nghề đậu bạc ở Định Công

Kiến trúc văn hóa mang tính dân tộc

Những ngôi đình làng Bắc Bộ thường được xây dựng ở trung tâm của làng, trên một thế đất cao đẹp, xung quanh cây cối xanh tươi, vút lên là cây đa nghiêng ngả cùng đất trời. Các cây cổ thụ thường được trồng phía sau và hai bên đình, bao bọc lấy cả kiến trúc ngôi đình tạo nên nền cảnh của cảnh quan đình làng, đồng thời cây cối tạo bóng mát cho sân đình và điều hòa khí hậu.

Đình làng nơi giữ hồn văn hóa Việt
Đình làng So (huyện Quốc Oai, Hà Nội) với lối kiến trúc cổ kính. Ảnh: Phương Linh

Cổng đình làng thường được xây theo cấu trúc cổng tam qua và sân đình là khoảng đất rộng được lát gạch đỏ, phục vụ cho các dịp lễ hội. Với đình làng, kiến trúc mái có lẽ là đặc sắc và mang đậm nét văn hóa Việt Nam nhất. Khi xây dựng, những người thợ đã làm cho 4 góc mái đình kéo cong về 4 phía tạo thành các đầu đao duyên dáng. Các đình làng hiện nay thường có bộ mái lớn, đồ sộ, xòe rộng che kín để tránh nắng mưa có thể làm hại công trình và có thể tránh những trận bão có thể làm tốc mái đình. Phổ biến nhất là mái ngói, mái ngói đã trở thành hình ảnh điển hình trong kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Những vật liệu thường được sử dụng trong xây dựng đình làng gồm: gỗ, đá, gạch đất nung, ngói đất nung, vữa truyền thống. Đình làng được dựng bằng những cột gỗ lim to tròn, thẳng tắp được đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim.Các nghệ nhân đã hóa thân cho các khối gỗ thành các tác phẩm tạo hình: Hoa lá, mây trời, rồng phượng, các con thú và các cảnh hoạt động của con người như làm ruộng, người uống rượu, người cưỡi hổ, người cưỡi ngựa. Hệ thống cột cái ở gian chính điện đình được làm bằng gỗ quý. Các kiến trúc gỗ trong đình là những tác phẩm trạm khắc tinh xảo với nhiều đề tài phong phú.

Đình làng hiện lên yên bình qua những tác phẩm nghệ thuật

Không chỉ hiện lên qua những tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh, hình ảnh đình làng còn thường xuyên xuất hiện trong những áng thơ và cả những câu ca dao quen thuộc. Từ lâu, đình làng không chỉ gắn liền với sự tôn nghiêm mà còn là biểu tượng cho tình yêu lứa đôi, điển hình là qua hai câu ca dao mà ai cũng biết: “Qua đình ngả nón trông đình/Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu”.

Đình làng còn là nơi hội họp và xuất phát điểm cho các lực lượng khởi nghĩa trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 như đình Đình Bảng, đình Hồng Thái,.. Và trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, ông cũng đã viết: “Mình đi, mình có nhớ mình/ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”.

Đình làng thường được hiện lên cùng với hình ảnh cây đa và giếng nước, ba hình ảnh mang đậm chất văn hóa vùng quê, giản dị nhưng mang một ý nghĩa to lớn: Nó thể hiện cho tinh thần đoàn kết dân tộc, gắn liền với sự bình yên. Qua bao nhiêu thế hệ, cây đa, bến nước, sân đình đã là một hình ảnh quen thuộc, khắc sâu tới mức không thể thay thế hay xóa nhòa trong tâm trí.

Đình làng – cốt lõi của văn hóa làng Việt Nam

Vào những thế kỷ trước, mỗi làng đều có riêng một đình làng để thờ đức thành hoàng làng, phúc thần đồng thời cũng để có nơi hội họp hành chính, phục vụ những việc chung của làng.

Vào những ngày có công việc quan trọng, đình làng là nơi tụ họp, diễn ra các lễ nghi truyền thống. Mỗi năm lại có các ngày lễ lớn, có lễ hội diễn ra tại đình làng.

Tuy nhiên, với sự thay đổi của xã hội, ngày một phát triển hơn, giờ đây đình làng chỉ trở thành nơi thờ cúng, hoặc để tổ chức những lễ hội quan trọng.

Đình làng là một sản phẩm văn hóa của dân tộc Việt nam mà không nơi nào có thể có được. Từ kiến trúc mỹ thuật chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo đến yếu tố tâm linh. Người Việt Nam muốn dựa vào tâm linh, dựa vào tín ngưỡng tôn giáo, bởi vậy đối với họ, đình làng như là nơi bảo vệ cho tín ngưỡng và niềm tin ấy. Và cũng bởi kết cấu làng xã của Việt Nam khác với các nước khác, nên đình làng chỉ Việt Nam mới có. Và chính việc đưa đình làng vào nghệ thuật cũng giúp người Việt Nam khẳng định với bạn bè quốc tế một nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Ngày nay, vẫn còn những ngôi đình mang đậm nét cổ kính rêu phong của một ngôi đình làng cổ xứ Bắc như Đình Chèm - đình của làng Chèm tại Bắc Từ Liêm có niên đại cách đây hơn 2000 năm với nghệ thuật chạm khắc độc đáo và công trình kiến trúc tam quan ngoài bố trí đầy đủ tứ linh long, ly, quy, phượng quay ra bốn hướng, tam quan trong xây ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào; Đình Tiền Lệ (Hoài Đức) với lối kiến trúc, sắc thái nghệ thuật thời Lê, mang đậm sắc thái xưa cũ bởi hơn 70 năm chưa trùng tu, những sứt sẹo của thời gian vẫn còn nguyên vẹn; Đình Tây Đằng (Ba Vì) - một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, độc đáo vào loại bậc nhất ở xứ Đoài, có niên đại khởi dựng vào thời Mạc, thế kỷ XVI. Đến nay, đình đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, và lần gần đây nhất là vào năm 2002 - 2004.

Đình làng là hình ảnh mang tính biểu tượng cho một nét văn hóa độc đáo của người dân Việt Nam. Dù cho trải qua hàng trăm hàng nghìn năm với biết bao biến cố lịch sử thì đình làng vẫn ở đó, không chỉ gắn bó với đời sống thường nhật của mỗi người dân mà còn mang đậm yếu tố tâm linh, trở thành một phần vô cùng quan trọng, là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa của người Việt.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước trẻ em có thời hạn tùy theo độ tuổi: Cấp đổi khi 14, 25, 40, và 60 tuổi. Trẻ dưới 14 tuổi có thẻ sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

(LĐTĐ) Bão YAGI đang tiến vào biển Đông với cường độ ngày một tăng. Dự báo, YAGI có thể trở thành siêu bão, giật cấp 15, 16, 17 theo dự báo của một số quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Nhật...
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.

Tin khác

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

(LĐTĐ) Chiều 30/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022" chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

(LĐTĐ) Ngày 30/8, tại rạp Kim Đồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), đã diễn ra Lễ trao giải và triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng 2024 với chủ đề "Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới". Bà Vũ Thu Hà - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dự buổi lễ.
Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thành phố Hà Nội.
Gần 3.000 đầu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu tới bạn đọc

Gần 3.000 đầu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu tới bạn đọc

(LĐTĐ) Ngày 29/8, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức lễ khai mạc triển lãm sách kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai trương thư viện, không gian cà phê sách cộng đồng The Wiselands.
Chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024": Tôn vinh 79 năm Ngành Cơ yếu Việt Nam

Chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024": Tôn vinh 79 năm Ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Vào lúc 20h10 ngày 6/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên "Vinh quang thầm lặng 2024".
Phim "Hóa giải" đoạt giải Nhất Liên hoan phim ngắn Hà Nội lần thứ nhất

Phim "Hóa giải" đoạt giải Nhất Liên hoan phim ngắn Hà Nội lần thứ nhất

(LĐTĐ) Tối 28/8, Lễ bế mạc Liên hoan phim ngắn Hà Nội (Giải Sao Khuê) lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề "Vì một Hà Nội ngàn năm văn hiến" đã diễn ra tại Rạp Kim Đồng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện này là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lấy ý kiến hoàn thiện tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu văn hóa

Lấy ý kiến hoàn thiện tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 29/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thành phố Hà Nội.
Sinh viên thế hệ mới 2024: Đấu trường của những người trẻ dám chinh phục thử thách

Sinh viên thế hệ mới 2024: Đấu trường của những người trẻ dám chinh phục thử thách

(LĐTĐ) Chương trình truyền hình thực tế "Sinh viên thế hệ mới 2024" sẽ chính thức lên sóng VTV3 vào 20h00 Chủ nhật ngày 1/9, hứa hẹn mang đến một sân chơi đầy kịch tính và thử thách cho sinh viên Việt Nam. Với chủ đề "Dám", mùa giải năm nay đặt ra nhiều thách thức hơn, áp lực hơn cho các thí sinh trong hành trình chinh phục 5 vòng thi gay cấn.
Hồi hương tượng Nữ thần Durga, báu vật Champa chưa từng công bố

Hồi hương tượng Nữ thần Durga, báu vật Champa chưa từng công bố

(LĐTĐ) Sáng nay (28/8), tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã diễn ra Lễ công bố kết quả tiếp nhận, hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga kết hợp khai mạc trưng bày chuyên đề "Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian". Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, đồng thời kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động