Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Dòng tiền vào bất động sản tăng nhanh

Trong bối cảnh USD tăng giá mạnh thời gian vừa qua, nhiều NĐT đã tìm kênh trú ẩn an toàn cho dòng vốn của mình, trong đó bất động sản (BĐS) là một trong các kênh được lựa chọn hàng đầu.
Chưa dự án nào ở Hà Nội được bảo lãnh bất động sản
UBND TP Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ cho nhà ở xã hội
Sun Group khởi công dự án cáp treo, khu vui chơi giải trí tại Phú Quốc
Thị trường bất động sản: Náo loạn hoạt động môi giới!
Chiến lược “phủ sóng” toàn quốc của Vincom

USD, gửi tiết kiệm đều ngần ngại

Với cam kết duy trì mức tăng giá USD không quá 2%/năm của NHNN, rất nhiều người dân đã lựa chọn gửi tiết kiệm VND thay vì găm giữ USD. Nguyên nhân bởi chênh lệch lãi suất tiết kiệm giữa VND và USD đủ lớn để những nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi cân nhắc lựa chọn.

Thế nhưng, diễn biến thay đổi liên tục tỷ giá USD/VND trong tháng 8 khiến nhiều NĐT phải suy nghĩ lại.

Sau 2 lần điều chỉnh tỷ giá, 2 lần điều chỉnh biên độ dao động, tỷ giá USD/VND đã tăng tới 5% kể từ đầu năm đến cuối tháng 8, khiến những nhà đầu tư trung thành với gửi tiết kiệm VND phải đắn đo suy nghĩ.

Chỉ riêng chênh lệch tỷ giá, USD đã giữ ưu thế vượt trội so với gửi tiết kiệm VND. Trong khi đó, việc USD có tiếp tục tăng nữa hay không lại là câu hỏi không dễ trả lời, khiến những nhà đầu tư nắm giữ USD trước đó cân nhắc chốt lời, trong khi những người đang giữ VND trở nên ngần ngại trong việc ra quyết định chuyển đổi qua USD hay tiếp tục gửi VND.

Cả USD và gửi tiết kiệm đều không thực sự khiến NĐT yên tâm vào lúc này.

Dòng tiền vào bất động sản tăng nhanh

Vàng, chứng khoán đều rủi ro

Vàng là kênh đầu tư truyền thống, trong khi chứng khoán lại là kênh đầu tư rất hiện đại, đòi hỏi độ nhanh nhạy cao và am hiểu về tài chính. Trong quá khứ, cả 2 kênh đầu tư này đều từng hút mạnh dòng vốn vào mình, thế nhưng, câu chuyện nay đã có phần thay đổi.

Vàng dù được hưởng lợi do USD tăng giá, nhưng bài học giảm giá từ mức 47 triệu đồng/lượng về chỉ hơn 30 triệu đồng/lượng vẫn còn, khiến những người trung thành với nắm giữ vàng cũng trở nên lung lay. Trong khi đó, các chuyên gia dự báo vàng vẫn nằm trong kênh giảm giá dài hạn, khiến đây không còn là kênh trú ẩn an toàn cho dòng vốn. Rủi ro lỗ lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Với chứng khoán, những người đã đam mê với thị trường này sẽ khó lòng dứt ra, nhưng cơ hội kiếm siêu lợi nhuận từ đây không còn nữa và rủi ro thì chưa từng thay đổi.

Chứng khoán không dành cho tay mơ và càng khó tìm kiếm sự may rủi. Có quá nhiều lý do để tài khoản NĐT sụt giảm mạnh trong thời gian ngắn như DN kinh doanh thua lỗ, tỷ giá, biến động từ bên ngoài... Với những NĐT không am hiểu về thị trường, hoặc không thể theo dõi sát sao, chứng khoán chưa bao giờ là kênh bỏ vốn hợp lý.

Dòng tiền đi đâu?

Với những NĐT quy mô vốn đủ lớn, bất động sản đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, nơi trú ẩn an toàn của dòng vốn. Nhiều nhân viên giao dịch tại các ngân hàng phản ánh tình trạng khách đến rút tiền gửi tiết kiệm sau đáo hạn để chuyển qua đầu tư bất động sản.

“Với những người có khoản tiết kiệm nhỏ vài trăm triệu đồng thì xu hướng chính là vẫn tiếp tục gửi tiết kiệm. Thế nhưng, với những khách có sổ tiết kiệm trị giá từ 1,5 -2 tỷ đồng trở lên, xu hướng rút ra để mua bất động sản khá nhiều”, chị Nguyễn Thị Lan Hương, một giao dịch viên ngân hàng cho biết.

Trong khi đó, tại các đầu môi giới lớn, phóng viên cũng ghi nhận thực trạng giao dịch sôi động diễn ra ở rất nhiều dự án. Ở phân khúc cao cấp hẳn, với giá biệt thự lên tới cả chục tỷ đồng/căn như Vinhomes Riverside, giao dịch trong tháng 8 cũng ước tăng khoảng 10% so với giai đoạn trước đó.

Trong khi đó, ở quy mô vốn nhỏ hơn, nhiều dự án cũng rơi vào tình trạng cháy hàng ngay ngày đầu mở bán. FLC Complex 36 Phạm Hùng đã bán xong toàn bộ số căn mở bán lần 1 chỉ trong 1 ngày, trong khi các dự án khác cũng ghi nhận danh sách khách hàng đăng ký xin mua lên tới cả nghìn đơn, dù chưa mở bán như: FLC Twin Towers tại 265 Cầu Giấy, FLC Star Tower hay FLC Garden City…

Giao dịch thị trường bất động sản đã tăng mạnh hơn cả thời kỳ đỉnh cao trước đó, nhưng theo hướng tập trung vào những dự án có quy mô đủ lớn, thuận lợi về mặt giao thông, có đầy đủ tiện ích, có uy tín chủ đầu tư, nhà thầu lớn…

Con số tỷ lệ hấp thụ lên tới 60% tại khu vực Cầu Giấy, Hoàng Mai trong nửa đầu năm 2015, hay trên toàn thị trường Hà Nội trên 30%, với hàng loạt dự án tăng giá thứ cấp hơn 10% đã cho thấy mức sôi động của thị trường này. Điều này cũng cho thấy, bất động sản đã và đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền.

Thu Hương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lũ lớn trên sông Hồng cũng không thể gây ngập trong nội thành

Lũ lớn trên sông Hồng cũng không thể gây ngập trong nội thành

(LĐTĐ) Chuyên gia khí tượng thủy văn cho biết, hiện nay có nhiều thông tin lo ngại sẽ ngập vào nội thành Hà Nội. Thông tin này là không chính xác, mức nước có lên thì việc ngập úng cũng chỉ xảy ra ở khu vực ngoài đê như Phúc Tân, Phúc Xá, Bạch Đằng, không thể nào vào trong nội thành được.
Ba Đình: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ”

Ba Đình: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình yêu cầu các phòng, ban, đơn vị cùng Chủ tịch UBND các phường căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án hộ đê, ứng phó với mưa lũ theo phương châm “3 sẵn sàng”, “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý.
Huyện Thanh Oai: Hỗ trợ người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau

Huyện Thanh Oai: Hỗ trợ người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau

(LĐTĐ) Mặc dù vẫn còn mưa lớn, nhưng hiện nay các cấp các ngành và lực lượng chức năng của huyện Thanh Oai đã kịp thời khắc phục các sự cố dần đưa mọi sinh hoạt của người dân trở lại bình thường...
Cấm các phương tiện hoạt động trên sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến và hồ Suối Hai

Cấm các phương tiện hoạt động trên sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến và hồ Suối Hai

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, hiện nay do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tiếp tục xảy ra mưa lớn, các nhà máy thủy điện phải xả lũ dẫn đến mực nước tại các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội dâng cao.
Cấm đường 427 qua huyện Thường Tín vì ngập sâu

Cấm đường 427 qua huyện Thường Tín vì ngập sâu

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về phương án phân luồng, tổ chức giao thông, bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí bị ngập úng sau cơn bão số 3 trên tuyến đường 427 (71 cũ) thuộc địa bàn huyện Thường Tín.
Hạn chế phương tiện từ Quốc lộ 3 đến Bắc Giang vì ngập sâu

Hạn chế phương tiện từ Quốc lộ 3 đến Bắc Giang vì ngập sâu

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về việc điều chỉnh tổ chức giao thông, hạn chế các phương tiện lưu thông trên đường 401 (đường tỉnh 296) đoạn từ Quốc lộ 3 đến cầu Vát, thành phố Hà Nội hướng đi thị trấn Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vì ngập sâu.
Hà Nội: Đẩy nhanh biện pháp giải tỏa cây xanh gãy, đổ sau bão

Hà Nội: Đẩy nhanh biện pháp giải tỏa cây xanh gãy, đổ sau bão

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 2963/UBND-ĐT, về việc triển khai các biện pháp khắc phục, giải tỏa cây xanh gãy, đổ sau cơn bão số 3 (Yagi) trên địa bàn Thành phố.

Tin khác

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thị trường siết chặt hành lang pháp lý và hạn chế nguồn cung chất lượng, những sản phẩm minh bạch, mang lại khả năng sinh lời vẫn chiếm thế “thượng phong”, được khách hàng săn lùng.
Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

(LĐTĐ) Được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy hoạch thành quận vào năm 2025, huyện Đông Anh đang trở thành tâm điểm đầu tư bất động sản của Hà Nội và được dự đoán sẽ là khu vực nóng tiếp theo của Thủ đô cho đầu tư bất động sản. Với giao thông ngày càng hoàn thiện, Đông Anh là nơi “hạ cánh” của hàng loạt cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực này.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

(LĐTĐ) Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, việc đấu giá đất vùng ven do các huyện thực hiện có giá cao vọt lên so với giá mặt bằng chung của thị trường, thậm chí có nơi gấp từ 2 - 3 lần. Hiện, Sở đang phối hợp với cơ quan Công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng đi “kích sóng” đất nền.
Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài xuyên đêm. Nhiều lô có giá đấu trúng gấp 10 lần giá khởi điểm, thậm chí có lô mức giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2, cao gấp gần 18 lần so với giá khởi điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động