Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Giá đất sốt ảo, người mua không nên chạy theo tâm lý đám đông

Người dân trước khi mua nhà, đất nên tìm hiểu kỹ các thông tin quy hoạch, đồ án quy hoạch chứ không chạy theo tâm lý đám đông. Bởi lúc cơn sốt đất đi qua, người chịu thiệt nhất chính là người dân.
Đề xuất áp dụng phương pháp điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất Cách xác định giá đất mới nhất năm 2021

Công khai quy hoạch trị sốt đất

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký Công văn số 4363/BXD-QHKT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện đăng tải thông tin hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Việt Nam lên cổng thông tin điện tử về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (tên miền www.quyhoach.xaydung.gov.vn ).

Nội dung thông tin đăng tải trong các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị bao gồm: Quyết định phê duyệt; Bản đồ hiện trạng; Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan; Bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Bản đồ giao thông; Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật; Thuyết minh tóm tắt…

Đến nay, cơ bản các địa phương đã thực hiện việc đăng tải thông tin quy hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện hoặc đăng tải với số lượng rất hạn chế.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hiện nay phần lớn người dân đều rất khó để tiếp cận được các thông tin về quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn, dù đây là yêu cầu bắt buộc đã được thể hiện trong Luật Đất đai hiện hành và các quy định pháp luật có liên quan khác.

Thực trạng này tồn tại ở ngay cả các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “cò” đất lợi dụng thông tin quy hoạch có được để thổi giá đất thời gian qua.

Hà Nội vừa điều chỉnh lô đất ở quận Nam Từ Liêm. Ảnh Cao Nguyên.
Hà Nội vừa điều chỉnh lô đất ở quận Nam Từ Liêm. Ảnh Cao Nguyên.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó cục trưởng Cục Quản lý Nhà & Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, giống như “cơn sốt đất” diễn ra hồi đầu năm, tại một số địa phương xuất hiện tình trạng một số nhà đầu cơ, môi giới bất động sản lợi dụng các thông tin về quy hoạch, việc ban hành bảng giá đất mới, việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính, nâng cấp hệ thống hạ tầng và việc triển khai các dự án lớn tại các địa phương…

Mục đích của việc này là để tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản, lôi kéo người dân tham gia theo tâm lý đám đông vào các giao dịch bất động sản (quyền sử dụng đất, nhà ở chưa đảm bảo điều kiện pháp lý đưa vào kinh doanh, giao dịch,…) gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá nhà đất lên cao để lợi dụng trục lợi.

Ông Khởi đưa ra lời khuyên, người dân trước khi mua nhà, đất nên tìm hiểu kỹ các thông tin quy hoạch, đồ án quy hoạch chứ không chạy theo tâm lý đám đông. Bởi lúc cơn sốt đất đi qua, người chịu thiệt nhất chính là người dân.

Quy hoạch tầm nhìn nặng về ý chí, xa thực tiễn

KTS. Phạm Thanh Tùng – Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, vài năm trở lại đây, ở các đô thị như Hà Nội, TP.HCM hay điều chỉnh quy hoạch cục bộ, nhiều nhà cao tầng được xây chen vào nội đô, diện tích đất cây xanh, công viên, không gian công cộng bị thu hẹp, hệ thống giao thông công cộng phát triển thiếu đồng bộ, gây ách tắc trong giao thông, mất kiểm soát về dân số đô thị…

Theo ông Tùng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như: Trước hết khi lập quy hoạch chung, đã không dự liệu hết khả năng phát triển của thành phố, số liệu đầu vào lập quy hoạch chưa đầy đủ, quy hoạch tầm nhìn nặng về ý chí, lãng mạn rất xa với thực tiễn và khả năng huy động nguồn lực để đầu tư phát triển. Chính vì vậy việc phải điều chỉnh cục bộ nhưng phải phù hợp với quy hoạch chung đã được duyệt để đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tế là cần thiết.

Thông tin về cầu Trần Hưng Đạo khiến môi giới nhà rầm rộ “đẩy sóng” giá nhà đất. Ảnh Cao Nguyên.
Thông tin về cầu Trần Hưng Đạo (Hà Nội) khiến môi giới nhà rầm rộ “đẩy sóng” giá nhà đất. Ảnh Cao Nguyên.

Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam chỉ rõ, một trong những “nguồn cơn” của những đợt sốt đất đang diễn ra khắp nơi trên cả nước đến từ việc “lập lờ”, chậm đưa thông tin về quy hoạch để đầu cơ, trục lợi. Bên cạnh đó cũng có những đề xuất quy hoạch khi được đưa ra đã nhanh chóng tạo ra việc sốt đất cục bộ nhưng ngay sau khi có thông tin đề xuất quy hoạch được “rút” thì giá đất vừa tăng nóng cũng rớt theo.

Theo KTS Tùng để ngăn chặn sốt đất, việc công khai quy hoạch cần được họp báo và thực hiện một cách nghiêm túc để định hướng thông tin cho người dân. Bên cạnh đó, người dân cũng cần hiểu đúng về quy hoạch, phải từ quy hoạch chung đến quy hoạch phân khu, đến lúc đó mới được mời nhà đầu tư vào.

Theo Cao Nguyên/laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày 3/9, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC08) cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 đến sáng 3/9), lực lượng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xử lý 5.845 trường hợp vi phạm trên cả đường bộ và đường thủy; tạm giữ 8 xe ôtô, 2.063 xe môtô, 17 xe thô sơ.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.
Đề nghị tập trung đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy

Đề nghị tập trung đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho biết, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở cấp huyện, cấp xã. Khi có báo cháy, xe chuyên dụng chữa cháy di chuyển đến các điểm ở xa thì cơ bản đám cháy đã cháy xong...
Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông đã yêu cầu ứng trực 100% cán bộ, chiến sĩ bám địa bàn quản lý, bảo đảm an toàn giao thông thông suốt. Tính đến hết buổi chiều 3/9, tình hình giao thông tại Thủ đô được kiểm soát. Tại các khu vực "điểm nóng" cửa ngõ như bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình,... không xảy ra ùn tắc. Lượng người và phương tiện tăng cao trong nội đô, nhưng không tắc nghẽn nghiêm trọng.
Ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

Ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

(LĐTĐ) Chiều 3/9, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, lực lượng chức năng đã sử dụng ứng dụng VNECSGT trong tuần tra, kiểm soát liên tuyến, tập trung trên tuyến quốc lộ 1A và các tuyến cao tốc trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9; đồng thời thành lập 3 tổ kiểm tra đôn đốc Công an các đơn vị địa phương. Kết quả, trong 4 ngày nghỉ lễ (31/8 đến 3/9, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí trên tuyến quốc lộ 1).
Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hà Nội đã đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước. Tổng thu từ du lịch ước đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, ngành du lịch Thủ đô đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút khách cũng như xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến an toàn, chất lượng, hấp dẫn.

Tin khác

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thị trường siết chặt hành lang pháp lý và hạn chế nguồn cung chất lượng, những sản phẩm minh bạch, mang lại khả năng sinh lời vẫn chiếm thế “thượng phong”, được khách hàng săn lùng.
Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

(LĐTĐ) Được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy hoạch thành quận vào năm 2025, huyện Đông Anh đang trở thành tâm điểm đầu tư bất động sản của Hà Nội và được dự đoán sẽ là khu vực nóng tiếp theo của Thủ đô cho đầu tư bất động sản. Với giao thông ngày càng hoàn thiện, Đông Anh là nơi “hạ cánh” của hàng loạt cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực này.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

(LĐTĐ) Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, việc đấu giá đất vùng ven do các huyện thực hiện có giá cao vọt lên so với giá mặt bằng chung của thị trường, thậm chí có nơi gấp từ 2 - 3 lần. Hiện, Sở đang phối hợp với cơ quan Công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng đi “kích sóng” đất nền.
Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài xuyên đêm. Nhiều lô có giá đấu trúng gấp 10 lần giá khởi điểm, thậm chí có lô mức giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2, cao gấp gần 18 lần so với giá khởi điểm.
Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) thu hút 700 hồ sơ tham gia. Đáng chú ý, có nhà đầu tư tham gia đấu giá 17/19 lô đất.
Tiền sử dụng đất tại TP.HCM được tính thế nào với hồ sơ nộp trước ngày 1/8?

Tiền sử dụng đất tại TP.HCM được tính thế nào với hồ sơ nộp trước ngày 1/8?

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai 2024, trường hợp nộp hồ sơ mà cấp tỉnh đã quyết định điều chỉnh giá đất, tiền sử dụng đất được tính theo bảng giá đã điều chỉnh. Tuy nhiên, TP.HCM hiện chưa ban hành bảng giá đất điều chỉnh nên đang trình lên Thủ tướng để xin hướng dẫn cụ thể.
Xem thêm
Phiên bản di động