Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Liệu có “bong bóng” chứng khoán?

(LĐTĐ) Trong khi tăng trưởng kinh tế chậm lại do tác động bởi dịch bệnh thì thị trường chứng khoán Việt Nam lại thăng hoa, chỉ số VN-Index bứt phá với mức tăng 23,4% kể từ đầu năm đến nay đã khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu thị trường chứng khoán có rơi vào tình trạng bong bóng?
Nghẽn lệnh chứng khoán, vì sao? Bộ Tài chính thanh tra HoSE vì liên tục bị nghẽn lệnh

Kinh tế tăng trưởng chậm do dịch Covid-19

Theo Tổng cục thống kê, từ đầu năm đến nay kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 bùng phát, nhưng vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, tuy có chậm lại. GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,64% so với cùng kỳ năm trước và được dự báo sẽ cải thiện mạnh mẽ khi nền kinh tế khống chế thành công sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Liệu có “bong bóng” chứng khoán?
Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán”.

Điểm sáng của kinh tế vĩ mô là hoạt động sản xuất ngành công nghiệp tăng tốt, tháng 5/2021 tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, diễn biến tăng đã xuất hiện trên tất cả các nhóm ngành. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) tháng 5/2021 ở mức 53,1 điểm, cho thấy hoạt động sản xuất, dịch vụ trong nền kinh tế đang dần mở rộng trở lại. Nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội, đang nới lỏng giãn cách và nhiều người dân mong đợi, dòng chu chuyển của các hoạt động kinh tế, dịch vụ sẽ sớm trở lại bình thường.

Trên trường quốc tế, nền kinh tế các nước châu Âu, Mỹ dần mở cửa trở lại, tạo cơ hội lớn cho dòng chảy xuất khẩu từ doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với đó, Ngân hàng trung ương các nước tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, các nước lớn vẫn duy trì các gói hỗ trợ nền kinh tế, sẽ tiếp tục là lực đỡ cho giới đầu tư tài chính toàn cầu.

Trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại thì chỉ số chứng khoán Việt Nam đã tăng 23,4% kể từ đầu năm đến nay. Sự bứt tốc của thị trường chứng khoán liệu có bền vững, có quá nóng xét trong bối cảnh vĩ mô trong nước và quốc tế hay không? Đó là điều mà các nhà kinh tế đang lo ngại.

Tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán” diễn ra chiều ngày 29/6, đánh giá về các con số chính nền kinh tế ghi nhận được trong 6 tháng đầu năm. Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia, Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết: “Con số Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/6 với tăng trưởng GDP quý II là 6,61%, 6 tháng đầu năm 5,64% có thấp hơn so với dự báo đầu quý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 5,8%, nhưng khớp với dự báo của chúng tôi là 5,6% cho 6 tháng đầu năm. Với kết quả trên, rõ ràng mục tiêu tăng trưởng GDP không đạt kế hoạch như Nghị quyết số 01 của Chính phủ đã đề ra, đó là mong muốn quý I/2021 GDP tăng trưởng 5,12%; quý II tăng trưởng trên 6%. Tuy nhiên, kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm của nước ta rất đáng khích lệ, trong bối cảnh 6 tháng qua xảy ra 2 đợt dịch tương đối nặng so với năm 2020, mặc dù chúng ta đã điều chỉnh chiến lược về kiểm soát dịch bệnh được tốt hơn”.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng, nền kinh tế cuối năm sẽ đạt mức tăng trưởng theo kịch bản cơ sở, GDP tăng từ 6,1 đến 6,3%. Đây sẽ là kết quả tương đồng so với dự báo của một số tổ chức quốc tế, dù có thấp hơn dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dành cho Việt Nam.

Ông Cấn Văn Lực cũng chỉ ra rằng, đóng góp cực kỳ quan trọng của thị trường chứng khoán chính là vai trò kênh dẫn vốn. Theo dõi số liệu của Việt Nam 10 năm vừa qua, ví dụ như năm 2015, kênh chứng khoán chỉ đóng góp khoảng 13-14% tổng lượng vốn toàn xã hội cho đầu tư và phát triển. Đến thời điểm hiện nay, kênh này đã chiếm khoảng 20%. Ông cũng khẳng định, chứng khoán là một kênh đầu tư vô cùng quan trọng cho người dân, doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều lĩnh vực kinh doanh có triển vọng khó khăn kênh đầu tư chứng khoán đã và đang trở nên hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Có hay không “bong bóng” chứng khoán?

Nhìn nhận mối tương quan giữa kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, tiến sĩ Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cho rằng, thời điểm này không lo “bong bóng” tài sản, bao gồm cả chứng khoán. Đánh giá về sự tăng trưởng gần 25% của chỉ số chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021, ông Nguyễn Sơn cho rằng, đây là sự tăng trưởng tốt, phù hợp vì mục tiêu kép Việt Nam đạt được là vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. Trong vòng 3-4 tháng đầu năm dịch bệnh được kiểm soát rất tốt, tăng trưởng GDP mặc dù thấp so với mục tiêu đặt ra nhưng so với các nước trong khu vực lại rất ấn tượng.

Tiễn sĩ Cấn Văn Lực: “Sau một thời gian phấn khích, thị trường có thể có cú điều chỉnh giảm khoảng 7-10%, lúc đó nhà đầu tư phải hết sức bình tĩnh, phải thấy rằng đây là cú điều chỉnh cần thiết để cho thị trường lành mạnh”.

Theo ông Nguyễn Sơn, báo cáo Ngân hàng Trung ương cho biết, hiện nay dư nợ cho vay chứng khoán chỉ chiếm 0,48% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, vẫn đang trong giới hạn kiểm soát. Hiện dòng tiền của khu vực dân cư trước đây đầu tư vào lĩnh vực khác tạm thời đưa vào chứng khoán tạo hiệu ứng tăng cho thị trường chứng khoán.

Dẫn chứng thị trường chứng khoán Mỹ đang trong giai đoạn tăng trưởng cao nhất mọi thời đại, dù kinh tế Mỹ cũng có khó khăn do đại dịch, ông cho rằng không có cơ sở để lo về vấn đề bong bóng tài sản, trong đó có chứng khoán trong thời điểm này. Ông cũng lưu ý, đây là giai đoạn cần kiểm soát chặt dòng tiền, đồng thời cảnh báo nhà đầu tư cẩn trọng vì tăng trưởng giá cổ phiếu phụ thuộc vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Toàn thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có khoảng 3,3 triệu tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước, trong đó có 500 nghìn tài khoản mới thành lập trong 6 tháng đầu năm 2021 và con số này đang tăng lên. Bên cạnh đó, giá trị danh mục của khối ngoại hiện ở mức 49,5 tỷ USD. Về cơ bản, dòng vốn ngoại đang bán ròng, nhưng mức độ bán ròng không nhiều, đồng thời dòng tiền không rút khỏi Việt Nam mà để trên tài khoản tiền mặt đang chờ đợi cơ hội đầu tư mới. Ông Nguyễn Sơn dự báo, với mức tăng trưởng hiện nay, Việt Nam vẫn còn dư địa tiếp tục tăng trưởng.

Song với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán, tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu - Chuyên gia độc lập, lại có cái nhìn thận trọng và khá quan ngại về việc dòng tiền đang dồi dào trên thị trường tài chính nhưng chưa thực sự đến “túi” các nhà sản xuất, kinh doanh. Điều này tiềm ẩn rủi ro lớn và nếu diễn biến này không được kiểm soát sẽ dẫn đến hình thành “bong bóng” chứng khoán và có thể gây ra nhiều rủi ro cho nền kinh tế.

“Trong nước, mặt bằng lãi suất huy động tại các ngân hàng thấp, nhiều người thay vì gửi tiết kiệm đang đổ vào đầu tư chứng khoán… Thị trường chứng khoán không thực sự là hàn thử biểu phản ánh “sức khoẻ” của nền kinh tế, bởi GDP năm 2020 chỉ tăng 2,91% và 6 tháng đầu năm nay tăng 5,64%. Tốc độ tăng trưởng GDP đã suy giảm do nền kinh tế bị tác động mạnh bởi Covid-19, nhưng VN-Index lại tăng “nóng” lên mốc 1.405 điểm (ngày 28/6). Điều này gây nên lo ngại về nguy cơ xuất hiện “bong bóng” trên thị trường chứng khoán”, ông Hiếu phân tích.

Ông Hiếu cũng tỏ ra e ngại về diễn biến tiền đang đổ quá nhiều vào chứng khoán, nhất là dòng tiền tập trung trên thị trường thứ cấp, chứ không phải sơ cấp, có nghĩa là tiền chưa đến túi của các nhà sản xuất, kinh doanh.

Tại tọa đàm, các chuyên gia có chung mối lo ngại về việc 90%-95% nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán vẫn là nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, có tâm lý đám đông, hệ số đòn bẩy tài chính của họ tương đối cao. Do đó khi thị trường điều chỉnh, các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng các nhà đầu tư sẽ có những phản ứng thái quá. Mặt khác, một số doanh nghiệp cũng đang “té nước theo mưa”, tranh thủ cơ hội thị trường nhằm “đánh bóng” những kết quả kinh doanh để phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 5/9, trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Điều tra thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tại Mái ấm Hoa Hồng

Điều tra thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tại Mái ấm Hoa Hồng

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng hiện đang tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương và những người liên quan về hành vi bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng, đồng thời cũng làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại đây.
Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Chủ trì cuộc họp về diễn biến cơn bão số 3 (Yagi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục làm tốt công tác dự báo; đồng thời nhấn mạnh yếu tố không chủ quan trong ứng phó thiên tai.
Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

(LĐTĐ) Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề có nên áp thuế với phân bón hay không tiếp tục được thảo luận sôi nổi, với nhiều quan điểm khác nhau.
Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

(LĐTĐ) Bác sĩ Dương Thị Trà Giang (bác sĩ nội trú tại Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), luôn được đồng nghiệp và bệnh nhân quý mến khi mang trong mình sự nhiệt huyết với nghề y và lòng đam mê nghiên cứu khoa học. Với nhiều sáng kiến y khoa xuất sắc, chị đã góp phần chăm sóc sức khỏe sản phụ và thai nhi, được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

Tin khác

Tín dụng tăng trở lại vì kinh tế “ấm” lên

Tín dụng tăng trở lại vì kinh tế “ấm” lên

(LĐTĐ) Bước vào tháng 9, các ngân hàng vẫn có xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm với mức dao động từ 0,1 - 0,8%. Theo giới phân tích, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại lớn có thể tăng nhẹ trong những tháng cuối năm.
Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 8 tháng năm 2024 ước thực hiện 343,6 nghìn tỷ đồng, đạt 84,1% dự toán pháp lệnh năm và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Từ 1/1/2025, không được giao dịch thẻ online khi chưa xác thực sinh trắc học

Từ 1/1/2025, không được giao dịch thẻ online khi chưa xác thực sinh trắc học

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quy định, từ 1/1/2025, khách hàng chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán điện tử khi tài khoản đã đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện.
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô từ hôm nay (1/9)

Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô từ hôm nay (1/9)

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 06/CĐ-TCT ngày 30/8/2024 yêu cầu Cục Thuế trên toàn quốc thực hiện áp dụng mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước theo quy định tại Nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 29/8/2024 của Chính phủ.
Thêm 3 cổ phiếu vào danh sách bị cắt margin trên HOSE

Thêm 3 cổ phiếu vào danh sách bị cắt margin trên HOSE

(LĐTĐ) Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa bổ sung 3 cổ phiếu vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin), bao gồm: TLH (cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên), EVE (cổ phiếu của CTCP Everpia) và STK (cổ phiếu của CTCK Sợi Thế Kỷ).
Lũy kế 8 tháng đầu năm, thu nội địa tăng 18,9%

Lũy kế 8 tháng đầu năm, thu nội địa tăng 18,9%

(LĐTĐ) Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán, tăng 17,8% so cùng kỳ năm 2023.
Thu tiền sử dụng đất ước đạt 127,3 nghìn tỷ đồng

Thu tiền sử dụng đất ước đạt 127,3 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bộ Tài chính cho biết, trong số thu nội địa 8 tháng đầu năm 2024, thu tiền sử dụng đất ước đạt 127,3 nghìn tỷ đồng.
BIDV huy động thành công 5.000 tỷ đồng Tiền gửi xanh

BIDV huy động thành công 5.000 tỷ đồng Tiền gửi xanh

(LĐTĐ) Chỉ sau hơn 2 tháng triển khai, sản phẩm Tiền gửi xanh của BIDV đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp và ngân hàng đã thành công huy động 5.000 tỷ đồng.
Nhiều quyết sách đáng nhớ của ngành Tài chính

Nhiều quyết sách đáng nhớ của ngành Tài chính

(LĐTĐ) Trong hơn 3 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Tài chính đã có nhiều quyết sách đáng nhớ, nhất là trong điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, ứng phó kịp thời, hiệu quả trước những tác động của dịch bệnh, thiên tai và những diễn biến phức tạp trong khu vực, thế giới.
TP.HCM: Chấn chỉnh việc quản lý vốn tạm ứng đầu tư công

TP.HCM: Chấn chỉnh việc quản lý vốn tạm ứng đầu tư công

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phan Văn Mãi yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức tăng cường quản lý chặt chẽ, hiệu quả vốn tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động