Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nhận diện hơn 20 thủ đoạn tội phạm lừa đảo công nghệ cao

(LĐTĐ) Bên cạnh các thủ đoạn lừa đảo truyền thống thường xảy ra trong các giao dịch xã hội, thời gian gần đây, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông, mạng Internet, mạng xã hội, điện thoại... vẫn diễn biến phức tạp; thậm chí có chiều hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn mới tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân, khiến dư luận bức xúc.
Lừa đảo trực tuyến: Sập bẫy sàn tiền ảo bất hợp pháp, nhiều nhà đầu tư trắng tay Nhận diện các thủ đoạn lừa đảo của tội phạm sử dụng công nghệ cao

Với mục tiêu lan tỏa công tác phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế tối đa các vụ việc liên quan đến tội phạm lừa đảo công nghệ cao gây ra, mới đây Hội Liên hiệp phụ nữ quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự - Công an quận, tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền đến hơn 300 hội viên.

Trên cơ sở nắm và dự báo tình hình, Công an quận Hai Bà Trưng, nòng cốt là Đội Cảnh sát hình sự - Công an quận đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp phòng ngừa. Đây là loại tội phạm sử dụng công nghệ cao để hoạt động phạm tội, nên việc đấu tranh, bắt giữ gặp rất nhiều khó khăn.

Qua công tác đấu tranh, cơ quan Công an đã "điểm danh" các thủ đoạn của tội phạm lừa đảo công nghệ cao như: Giả danh giáo viên, nhân viên y tế hoặc cơ quan chức năng gọi điện cho phụ huynh, thông báo con em họ bị tai nạn hoặc đang cấp cứu, đề nghị chuyển tiền…

"Điểm danh" hơn 20 thủ đoạn của tội phạm lừa đảo công nghệ cao
Tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông, mạng Internet, mạng xã hội, điện thoại... vẫn diễn biến phức tạp. (Ảnh minh họa: CAHN)

Gọi điện thoại cho phụ huynh thông báo con, em họ mua hàng nợ tiền và yêu cầu chuyển khoản; Đánh cắp quyền truy cập vào các tài khoản mạng xã hội, sử dụng mạo danh chủ tài khoản để nhắn tin đề nghị chuyển hộ tiền, vay tiền hoặc mua thẻ cào điện thoại.

Tinh vi hơn, các đối tượng còn sử dụng công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giả giọng nói, hình ảnh của chủ tài khoản mạng xã hội, sau đó thực hiện các cuộc gọi "video call" lừa đảo khiến các nạn nhân tin tưởng.

Ngoài ra, còn có các thủ đoạn như: Đăng tin tuyển dụng việc làm online thu nhập cao, trả "hoa hồng" hậu hĩnh; Lập tài khoản lôi kéo nạn nhân đầu tư các sàn chứng khoán ảo rồi đánh sập để trục lợi; Giả mạo Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án, cơ quan Công an, Bưu điện… thông báo nạn nhân bị đánh cắp thông tin để hoạt động phạm tội xuyên quốc gia, yêu cầu bị hại chuyển tiền hoặc cung cấp mã OTP cho các đối tượng.

Gọi điện đe dọa khóa sim điện thoại, hoặc nâng cấp từ sim 3G lên 4G, sau đó đề nghị người dân cung cấp thông tin cá nhân rồi lấy quyền truy cập sim để đăng nhập các tài khoản ngân hàng rút tiền; Lập tài khoản giả danh người nước ngoài kết bạn, làm quen rồi thông báo gửi quà cho nạn nhân, sau đó yêu cầu người này đóng các khoản phí để nhận được quà.

Tạo ra các ứng dụng, website cho vay tiền, quảng cáo trên mạng xã hội, rồi đề nghị bị hại chuyển trước tiền phí làm thủ tục hoặc đóng lãi trước; Giả danh ngân hàng gọi điện thông báo chương trình tri ân, yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP để nhận quà là một khoản tiền…

Theo Trung tá Hoàng Quốc Thực, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Hai Bà Trưng, để phòng ngừa những rủi ro liên quan đến tội phạm công nghệ cao, trước hết, phải tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân. Tội phạm công nghệ cao sẽ không có "cửa" hoạt động khi mỗi người, mỗi gia đình đều tự trang bị các kiến thức pháp luật cũng như cảnh giác phòng ngừa.

"Chúng tôi chỉ ra trên 20 thủ đoạn thường xuyên được tội phạm lừa đảo công nghệ cao sử dụng trong thời gian gần đây để cảnh báo bà con. Tuy nhiên, loại tội phạm này rất tinh vi, có thể biến tướng với nhiều "vai", thủ đoạn khác nhau, rất khó lường.

Do vậy, chúng tôi phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội để nhận diện các thủ đoạn mới, từ đó nhanh chóng phổ biến tới bà con nhân dân để phòng ngừa", Trung tá Hoàng Quốc Thực thông tin.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.
Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

(LĐTĐ) Bão số 3 có tên quốc tế là Yagi hoạt động trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông. Dự báo, từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày 3/9, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC08) cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 đến sáng 3/9), lực lượng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xử lý 5.845 trường hợp vi phạm trên cả đường bộ và đường thủy; tạm giữ 8 xe ôtô, 2.063 xe môtô, 17 xe thô sơ.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.

Tin khác

Chung tay đẩy lùi ma túy học đường

Chung tay đẩy lùi ma túy học đường

Những năm gần đây, ma túy trá hình đã và đang đe dọa lứa tuổi học trò dưới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Thủ đô Hà Nội, trung tâm của cả nước, cũng là “mảnh đất” dễ nảy sinh tệ nạn ma túy học đường. Bảo vệ các em tránh khỏi ma túy là trách nhiệm của gia đình, nhà trường cũng như của cả xã hội.
Cảnh báo thủ đoạn hướng dẫn cài đặt phần mềm đăng ký cấp căn cước để lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn hướng dẫn cài đặt phần mềm đăng ký cấp căn cước để lừa đảo

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã liên tục cảnh báo về thủ đoạn giả danh Công an gọi điện yêu cầu người dân cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thiếu cảnh giác và chưa cập nhật thông tin xã hội, báo chí, dẫn đến việc dễ dàng “sập bẫy” thủ đoạn này.
Giữ bình yên trên không gian mạng

Giữ bình yên trên không gian mạng

(LĐTĐ) Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn ra với những thủ đoạn tinh vi, hình thức liên tục thay đổi, nếu không quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn lừa đảo trực tuyến, nhiều người dân sẽ e ngại khi hoạt động trên không gian mạng.
Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội: Cần phải xử lý thật nghiêm!

Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội: Cần phải xử lý thật nghiêm!

(LĐTĐ) Mạng xã hội là thành tựu của khoa học công nghệ, là thế giới thu nhỏ để kết nối con người với nhau và cũng là kênh để truyền tải hình ảnh, các thông tin của tổ chức, cá nhân.Tuy nhiên, thời gian qua không ít người lợi dụng mạng xã hội để bôi xấu danh dự cá nhân. Đây là điều không thể chấp nhận, cần và càng phải xử lý thật nghiêm!
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Hiện nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều với các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc.
Sẽ hạ thấp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn

Sẽ hạ thấp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn

(LĐTĐ) Bộ Công an dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

(LĐTĐ) Sau vụ việc hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” - “cha đẻ” giống gạo ST25, chưa kịp lắng xuống; mới đây, thương hiệu gạo này tiếp tục bị giả mạo và bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử Shopee, một lần nữa gióng lên cảnh báo về câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo từng đạt giải ngon nhất thế giới này ngay tại thị trường Việt Nam.
Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội không chỉ xảy ra tình trạng mạo danh người uy tín, người nổi tiếng, hay các doanh nghiệp… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà ngay các bộ, ngành cũng lên tiếng về việc bị giả mạo trang web, văn bản để thực hiện hành vi lừa đảo.
Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Xem thêm
Phiên bản di động