Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nồng nàn hương vị bánh chưng ngày Tết

(LĐTĐ) Vào những ngày giáp Tết, tiết trời lành lạnh, lất phất mưa xuân. Đi qua các ngõ nhỏ, phố nhỏ rồi tới các khu phố lớn của Hà Nội, không khó để bắt gặp những nồi bánh chưng đang đỏ lửa, thơm nồng vị Tết.
nong nan huong vi banh chung ngay tet Lá dong Tràng Cát: Gìn giữ nét truyền thống dân tộc
nong nan huong vi banh chung ngay tet Trẻ nhỏ Thủ đô thích thú trải nghiệm gói bánh chưng
nong nan huong vi banh chung ngay tet Tất bật làng bánh chưng Hà Nội

Vài người tụ lại, người lau lá, người gói bánh, người canh nồi bánh bên bếp than hồng… ai nấy cũng đều hồ hởi, viên mãn. Nhiều gia đình, nhiều khu phố ở Hà Nội vẫn rủ nhau cùng gói và luộc bánh chưng như vậy. Đơn giản, đó là cách để gắn kết tình cảm gia đình, gìn giữ Tết xưa, cũng như để con trẻ hiểu hơn về phong vị Tết cổ truyền của dân tộc.

Từ 27 tháng Chạp Âm lịch, thậm chí sớm hơn, ở nhiều khu phố, khu dân cư, các điểm nấu bánh chưng của người dân đã rất rộn rã. Dạo một vòng qua các con phố như Đội Cấn, Nguyễn Thái Học, Bà Triệu, phố Huế, hay xa hơn là Lê Văn Lương, Tố Hữu, Hoàng Mai, nhiều gia đình đã tập trung trên vỉa hè, giữa dòng xe cộ tấp nập những ngày cuối năm để gói, nấu bánh chưng. Để tránh gió, nhiều người đã che chắn nồi bánh chưng rất kỹ lưỡng bằng những tấm ván, gỗ mỏng dựng xung quanh rồi cứ thế đỏ lửa để nấu bánh.

nong nan huong vi banh chung ngay tet
Nhiều gia đình, nhiều khu phố ở Hà Nội vẫn rủ nhau cùng gói và luộc bánh chưng

Bên nồi bánh chưng rực lửa trên phố Đội Cấn, bà Lê Thanh Mai và mấy người bạn hàng xóm cùng nhau ngồi trò chuyện. Dù nhà cách chợ Ngọc Hà chỉ vài bước chân nhưng năm nào bà Mai cũng gói, nấu bánh chưng chứ không đi mua. Xoay xoay chén trà nóng, bà kể: Cách đây khoảng 40 năm, không khí Tết tràn về từ hơi thở của đất trời. Khi đó, xuân sang, hoa nở, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh mơn man và mưa xuân lất phât bay. Ngay cả nhịp sống của người dân cũng rất “Tết”.

Ngày đó, cuộc sống còn nhiều khó khăn, đa số đều phải mê mải làm ăn kiếm sống, cuối tháng Chạp là có thời gian dài nghỉ ngơi, chăm lo nhà cửa, chuẩn bị đón Tết. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, do đó, mọi người càng háo hức chuẩn bị, đón Tết, chuẩn bị cho mình và gia đình nghỉ xả hơi sau một năm bận rộn, mệt nhọc.

Tết bắt đầu từ các chợ phiên với sự biến đổi kỳ diệu của màu sắc hàng hóa. Bắt đầu từ khoảng 14 - 15 tháng Chạp là chợ đã tưng bừng hàng hóa dành cho ăn Tết, chơi Tết với màu đỏ, vàng rực rỡ, rất đặc trưng của ngày Tết. Tết Nguyên đán có 2 phần được xem trọng: Ăn Tết, chơi Tết. Ai đi chợ Tết cũng phải sắm đủ câu đối, tràng pháo đỏ, hoa lụa rực rỡ, tranh Đông Hồ treo Tết, hoa tươi, hoa đào, quất cảnh…

Phần ăn cũng khá nặng khi nhà nhà chung đụng lợn, thịt gà, gói giò, gói bánh chưng, nấu măng, kho cá… Nhà nào nghèo cũng cố gắng mua cái bánh, khoanh giò thì mới được coi là “có Tết”. Nồi bánh chưng giống như thước đo sự sung túc, thịnh vượng của một gia đình. Nhưng dù chơi có sang, ăn có nhiều bao nhiêu thì giá trị cốt lõi của tết Nguyên đán chính vẫn là sự sum họp. Tất cả các hoạt động trong Tết đều hướng về gia đình, nhằm quy tụ mọi người cùng làm, cùng chơi, cùng hưởng thụ không khí đầm ấm, yêu thương, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình. Vì thế, nhà nhà, người người cho dù công việc bận rộn, xa xôi đều tâm niệm trở về nhà mỗi khi xuân về Tết đến.

nong nan huong vi banh chung ngay tet

Bà Mai cũng chia sẻ, nhà bà hay nhiều gia đình khác vẫn muốn tự gói, nấu bánh chưng, bởi vẫn muốn giữ phong tục nấu bánh chưng ngày Tết, thậm chí nấu ngay trên góc phố, vỉa hè. Nấu bánh chưng bây giờ không nhằm “ăn” mà là cái cớ để giữ lại không khí sum vầy, đầm ấm bên nồi bánh chưng, người già vui sướng nhìn con cháu vây quanh. Và những người lớn khi được hỏi về các kỷ niệm ngày Tết, rất nhiều người nhắc đến kỷ niệm cùng gia đình vây quanh nồi bánh chưng, khoảnh khắc luôn khiến họ cảm thấy ấm áp, ngọt ngào hơn bao giờ hết tình yêu với gia đình.

Trên phố Bà Triệu, một người người đàn ông khoảng ngoài 80 và đứa cháu trai đang vui vẻ thêm củi cho nồi bánh chưng. Thấy ông cháu tình cảm, tôi đánh liều vào xin chén trà. Trong lúc nhâm nhi chén trà thơm nồng, ông Bảo kể: Ông vốn người gốc Hà Nội, hơn chục năm qua sống trong Sài Gòn với người con trai thứ. Nhưng năm nào cứ độ 26, 27 Tết là lại về Hà Nội ăn Tết. Ông nói cô con dâu cả mua củi, lá dong, thịt mỡ để về gói bánh chưng. “Vì nhà cũng ít người nên tôi rủ thêm nhà bên cạnh cùng nhau bánh cho vui. Năm nào cũng vậy, nấu xong là đưa lên cúng tổ tiên rồi đem cho con cháu ăn.

Nói chứ Tết cổ truyền, mà không có nồi bánh chưng thì còn gì ý nghĩa nữa”. Vui chuyện, ông cụ hồ hởi khoe, năm nay gia đình ông nấu ba chục cái bánh, năm ngoái mãi đến 29 ông mới nấu, muộn nên không nấu được nhiều, năm nay chuẩn bị được sớm nên nấu nhiều hơn để biếu người này người kia. “Giờ hai ông cháu cứ ngồi đây thôi, vừa trông lửa, vừa trông bánh, ngắm phố xá vào Tết. Không khí này quý lắm đấy!”, ôngBảo vui vẻ nói.

Chơi kế bên nồi bánh chưng đang sôi sùng sục, bé Nam (4 tuổi) thích thú ngắm nhìn ngọn lửa đỏ đang cháy dưới nồi, mấy đứa trẻ khác cũng lân la tới chơi, rồi đòi ông Bảo kể chuyện. Cạnh đó, vài người con cháu của ông Bảo cũng đang rôm rả những câu chuyện vui trong lúc đợi bánh, dường như ai nấy đều mong mỏi một cái Tết mới lại đến với nhiều điều may mắn, hạnh phúc sum vầy.

Ngày xưa, trước Tết khoảng 2,3 ngày, nhà nhà thường chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng để cả nhà quây quần trước sân, cùng lau lá, đãi đỗ, vo gạo, ướp thịt để gói bánh. Có lẽ vui nhất là công đoạn nấu bánh và chờ bánh chín, ngoài trời sương lạnh, buốt giá không át được không khí ấm nồng quanh bếp lửa hồng.Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như món quà đầu năm...

Ngày nay, việc gói và dâng cũng vẫn còn đó, nhưng dường như không còn nguyên vẹn. Ở thành phố, nhiều gia đình còn giữ lại phong tục gói bánh chưng, nhưng cũng không ít gia đình đặt những người chuyên làm bánh chưng hoặc ra chợ mua.Công cụ để nấu chín chiếc bánh chưng ngày nay cũng có nhiều đổi thay, có nơi, có chỗ đã thay thế bằng nồi áp suất hoặc lửa ga... Không khí Tết cũng vì thế mà nhạt dần.

Chính vì thế, ở nhiều nơi, mọi người đã vận động, khuyến khích nhau tiếp tục thực hiện phong tục này để tìm lại hương vị ngày Tết. Thông qua các cuộc thi gói bánh chưng, không khí Tết phần nào đã trở về với từng góc nhà, ngõ nhỏ. Bánh chưng gợi nhớ đến Tết hay Tết gợi nhớ đến việc gói bánh chưng? Có lẽ, sự hòa quyện đó đã trở thành một biểu trưng văn hóa của dân tộc Việt - Bánh chưng biểu trưng cho Tết.

Nhịp sống hiện đại ngày nay tuy có bận rộn hơn, sung túc hơn thì truyền thống văn hóa ẩn sâu trong chiếc bánh chưng ngày Tết vẫn rất cần trao truyền lại cho mai sau. Cứ như vậy, vào mỗi dịp Tết, mỗi người, gia đình lại háo hức sắm Tết, nấu bánh chưng, cúng tất niên… Cùng trân quý những giờ phút quây quần, chia sẻ với người thân, mong chờ một năm mới an lành cho mọi nhà.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.
Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

(LĐTĐ) Bão số 3 có tên quốc tế là Yagi hoạt động trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông. Dự báo, từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày 3/9, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC08) cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 đến sáng 3/9), lực lượng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xử lý 5.845 trường hợp vi phạm trên cả đường bộ và đường thủy; tạm giữ 8 xe ôtô, 2.063 xe môtô, 17 xe thô sơ.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.

Tin khác

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

(LĐTĐ) Nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc đăng ký tài khoản công dân điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn, ngày 26/8, phường Thổ Quan, quận Đống Đa đã ra mắt mô hình “Tổ dân phố chuyển đổi số” và “Điểm phát wifi miễn phí” với mục tiêu hướng đến “Công dân số Thủ đô”.
Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Sau thời gian triển khai, thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người game bài uy tín và Quy tắc ứng xử nơi công cộng), văn hóa ứng xử trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã có những chuyển biến rõ nét thông qua nhiều cách làm hay, những mô hình sáng tạo ở cơ sở.
Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng đến xây dựng quận văn minh đô thị là một trong những nội dung được UBND huyện Hoài Đức quan tâm, triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

(LĐTĐ) Di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện), hay đưa nhiều món ăn chay vào bữa cơm hằng ngày… đang là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị trong cuộc sống hiện đại.
Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

(LĐTĐ) Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới, các thể loại âm nhạc truyền thống đang ngày càng mai một, ít được nhiều người, nhất là giới trẻ quan tâm. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vô cùng náo nhiệt, hiện đại bậc nhất cả nước vẫn có những người trẻ luôn “nặng lòng” với âm nhạc truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động