Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nông sản Việt vẫn gặp khó khi vươn ra thế giới

Năm 2017, ngành Nông nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu gần 425 tỷ USD. Với kỳ tích này năm 2018, nông nghiệp tiếp tục được coi là một trong những ngành mũi nhọn với những kỳ vọng mới. Tuy nhiên, với một loạt hàng rào thuế quan mà các đối tác dựng nên; đặc biệt là việc thiếu thương hiệu quốc gia…đã và đang là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khi vươn ra thị trường thế giới.
nong san viet van gap kho khi vuon ra the gioi Nông sản Việt xuất sang Hàn Quốc tăng mạnh từ khi FTA có hiệu lực
nong san viet van gap kho khi vuon ra the gioi Khi người Thái “cầm chịch” hệ thống phân phối

Đối mặt với truyền thông... bẩn

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2017, ngành Nông nghiệp được các chuyên gia đánh giá là có bước tiến vượt bậc khi lập kỳ tích lớn nhất trong thập niên qua về giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, công bằng mà nói, hiện nay các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất hiện rất nhiều, nhưng uy tín, chất lượng và thương hiệu lại rất hạn chế.

nong san viet van gap kho khi vuon ra the gioi
Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu cho nông sản, việc ổn định chính sách thuế giúp DN chủ động đưa sản phẩm vươn ra thế giới.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín các mặt hàng nông sản Việt, khi các mặt hàng này vươn ra thế giới. Do đó, theo các chuyên gia kinh tế, để nông sản Việt phát triển một cách bền vững, các doanh nghiệp (DN) cần phải xây dựng được thương hiệu nông sản quốc gia, trước khi nghĩ đến vấn đề xuất khẩu.

Bên cạnh khó khăn về việc xây dựng thương hiệu nông sản, nhiều khó khăn khác cũng được các DN đề cập tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp trong năm 2018. Trong đó, việc định hướng xây dựng vùng nguyên liệu, vùng sản xuất…phục vụ nhu cầu xuất khẩu chưa được xác định rõ, khiến nhiều địa phương loay hoay trong quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam cho biết, hiện nay, nông sản Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó giải quyết. Cụ thể, một trong những vấn đề muôn thủa đó là rào cản thuế quan.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu ví dụ, mới đây nhất là việc Ấn Độ công khai bảo hộ sản xuất hồ tiêu bằng cách dùng hàng rào thuế quan. Cụ thể, trước đây, giá CIF (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) cho hồ tiêu vào Ấn Độ rơi vào khoảng 5000 USD/tấn nhưng Chính phủ Ấn Độ mới đây đã áp tăng cao, lên khoảng 8000 USD/tấn khiến nhiều doanh nghiệp bị đội chi phí.

Ngoài ra, vấn đề cung cấp thông tin, xử lý khủng hoảng truyền thông, trong đó có việc truyền thông “bẩn” từ các đối thủ cạnh tranh, cũng là một trong những vấn đề khiến nhiều DN gặp khó…đây là những vấn đề hết sức nan giải và khó giải quyết.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam cho biết, hiện nay, nông sản Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó giải quyết. Cụ thể, một trong những vấn đề muôn thủa đó là rào cản thuế quan.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu ví dụ, mới đây nhất là việc Ấn Độ công khai bảo hộ sản xuất hồ tiêu bằng cách dùng hàng rào thuế quan. Cụ thể, trước đây, giá CIF (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) cho hồ tiêu vào Ấn Độ rơi vào khoảng 5000 USD/tấn nhưng Chính phủ Ấn Độ mới đây đã áp tăng cao, lên khoảng 8000 USD/tấn khiến nhiều doanh nghiệp bị đội chi phí.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, mức áp thuế của Ấn Độ không phù hợp với các nghị định thương mại đã ký kết. Do đó, để giải quyết vấn đề này Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cần phải phối hợp chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi các mặt hàng của Việt Nam đi các nước.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng khẳng định, trước xu hướng các quốc gia đang ngày một tăng cường hàng rào kỹ thuật, các biện pháp bảo hộ hàng hóa trong nước và thuế…thì các bộ, ngành phải xác định vào cuộc quyết liệt để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp Việt.

Tuy nhiên, điều đáng lo nhất và phải giải quyết sớm đó chính là vấn nạn truyền thông “bẩn”. Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, hiện tại có một số doanh nghiệp tại một số nước đã và đang thực hiện truyền thông bôi nhọ các mặt hàng nông sản Việt Nam.

Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước vì có những mặt hàng Việt Nam vẫn sản xuất tốt, đảm bảo chất lượng, mà xuất khẩu cũng gặp khó khi vào các nước này. Tuy nhiên, trước xu hướng mặt hàng nông sản các nước ào ạt vào Việt Nam như hiện nay, vấn đề truyền thông “bẩn” cũng có thể gây ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt Nam dưới dạng “núp bóng” hàng Việt.

Để hạn chế những khó khăn trên, đại diện Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT trước mắt đã gửi những công điện đến các thị trường trọng tâm như Úc, Mỹ, Nhật…nhằm bảo đảm việc xác định nguồn gốc sản phẩm, thương hiệu và hạn chế các hàng rào thuế quan cho nông sản Việt.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để bảo vệ uy tín, thương hiệu nông sản vẫn là sự chủ động từ các DN. Đặc biệt, các DN cần phải xác định rõ thị trường trung tâm, tiềm năng và ngách để tổ chức các đợt xúc tiến thương mại trong bối cảnh ngày càng có nhiều các hiệp định đi vào thực thi.

Cần ổn định từ ngay chính sách thuế

Đề cập đến việc hạn chế những khó khăn, vướng mắc cho DN, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, bên cạnh việc hạn chế các rào cản thuế quan, thì vấn đề ổn định chính sách thuế cũng là một trong những vấn đề cần phải giải quyết. Bởi lẽ, khi chính sách thuế ổn định, DN mới xây dựng được những chính sách dài hơi và xây dựng được thương hiệu vươn ra thế giới.

Về vấn đề này ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex cho biết, trong những năm qua Intimex đã có những kết quả khả quan trong kinh doanh, đặc biệt là mặt hàng cà phê. Intimex dự kiến sẽ xây dựng tỉnh Lâm Đồng trở thành thủ phủ cà phê của Việt Nam, thay thế cho thủ phủ Đắc Lắc hiện tại.

Do đó, đại diện của Intimex cũng hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ, hợp tác và tạo điều kiện của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, hiện tại vấn đề gặp khó của DN chính là chính sách thuế, khi mới đây Bộ Tài Chính có quyết định tăng thuế thu nhập đặc biệt đối với mặt hàng cà phê hòa tan. Trong khi đó, vấn đề tiếp cận vốn vay của DN lại gặp khó, bởi các ngân hàng nhà nước đang khép chặt cho vay, khiến nhiều DN lao đao trong việc tìm vốn hỗ trợ.

Cùng chung quan điểm với ông Nam, ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc của Petrolimex cũng tỏ ra lo lắng về những kế hoạch phát triển của DN có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế. Theo đó ông Bảo cũng kiến nghị, cần sớm ổn định những chính sách về thuế do hệ quả ký kết các hiệp định thương mại tự do ở các thời điểm khác nhau, để làm sao thống nhất và tránh được những khác biệt quá lớn gây khó khăn cho DN.

Cũng liên quan đến thuế, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Cty Cổ phần Tập đoàn Thành Công nêu ra kiến nghị và cho rằng, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các công ty lắp ráp sản xuất ô tô trong nước, có cơ hội cạnh tranh với xe nhập khẩu như miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần sản xuất trong nước cho các sản phẩm ô tô. Ông Đức khẳng định, hiện tỉ lệ nội địa hóa xe du lịch còn rất thấp, do đó rất khó để các sản phẩm lắp ráp trong nước có thể xuất sang các nước ASEAN…

Có thể thấy, năm 2017 thật sự đánh dấu bước nhảy vọt của ngành nông nghiệp Việt Nam khi lập nên kỳ tích với kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 425 tỷ USD. Trong khi đó, với những dấu hiệu tích cực từ đầu năm 2018, các nhà chuyên môn có thể tin tưởng và hi vọng vào một kỳ tích mới.

Tuy nhiên, để làm được điều đó không chỉ là sự nỗ lực của các DN mà còn cần sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn, rào cản trước mắt. Trong đó, việc ổn định chính sách thuế là một trong những việc làm tiên phong. Bởi lẽ, có ổn định được chính sách, thị trường trong nước, DN mới mạnh dạn đầu tư, xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm vươn ra thế giới.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 5/9, trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Điều tra thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tại Mái ấm Hoa Hồng

Điều tra thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tại Mái ấm Hoa Hồng

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng hiện đang tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương và những người liên quan về hành vi bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng, đồng thời cũng làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại đây.
Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Chủ trì cuộc họp về diễn biến cơn bão số 3 (Yagi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục làm tốt công tác dự báo; đồng thời nhấn mạnh yếu tố không chủ quan trong ứng phó thiên tai.
Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

(LĐTĐ) Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề có nên áp thuế với phân bón hay không tiếp tục được thảo luận sôi nổi, với nhiều quan điểm khác nhau.
Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

(LĐTĐ) Bác sĩ Dương Thị Trà Giang (bác sĩ nội trú tại Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), luôn được đồng nghiệp và bệnh nhân quý mến khi mang trong mình sự nhiệt huyết với nghề y và lòng đam mê nghiên cứu khoa học. Với nhiều sáng kiến y khoa xuất sắc, chị đã góp phần chăm sóc sức khỏe sản phụ và thai nhi, được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (5/9): Đồng USD đảo chiều giảm mạnh trên cả thị trường thế giới và tự do

Tỷ giá USD hôm nay (5/9): Đồng USD đảo chiều giảm mạnh trên cả thị trường thế giới và tự do

(LĐTĐ) Sáng nay 5/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước ở mức 24.229 VND - tăng 5 VND đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,27 điểm, giảm 0,56% so với ngày 4/9.
Giá vàng hôm nay 5/9: Giá vàng nhẫn trong nước giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 5/9: Giá vàng nhẫn trong nước giảm nhẹ

(LĐTĐ) Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 79 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 81 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC vẫn đang duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Góp "điểm sáng" về xuất khẩu sữa, Vinamilk cho thấy nội lực của thương hiệu Việt

Góp "điểm sáng" về xuất khẩu sữa, Vinamilk cho thấy nội lực của thương hiệu Việt

(LĐTĐ) Không chỉ đóng góp tích cực cho hiệu quả kinh doanh, mảng kinh doanh quốc tế của Vinamilk cũng đang đưa niềm tự hào "thương hiệu Việt" ra thế giới. Liên tiếp gia tăng thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất hiện ngày càng đa dạng, sở hữu nhiều tiêu chuẩn cao của thế giới, Vinamilk đang khẳng định sữa "made in Vietnam" hoàn toàn có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Tỷ giá USD hôm nay (4/9): Đồng USD tăng trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (4/9): Đồng USD tăng trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Hôm nay 4/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên mức 24.224 đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,77 điểm - tăng 0,12% so với phiên giao dịch ngày 3/9.
Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

(LĐTĐ) Sáng nay (4/9), giá vàng thế giới giảm sâu ở dưới mốc 2,500 USD và chưa có dấu hiệu dừng lại, sau khi Mỹ công bố báo cáo lạm phát.
Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Hà Nội tháng 8/2024, ước đạt tăng 0,1% so với tháng 7 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, ước tính 8 tháng năm 2024, chỉ số IIP của Thành phố tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ giá USD hôm nay (3/9): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (3/9): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

(LĐTĐ) Sáng nay 3/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên, hiện ở mức 24.224 đồng (do trong nước đang trong kỳ nghỉ lễ). Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,64 điểm - giảm 0,11%.
Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 3/9, sự phục hồi của đồng USD tiếp tục tạo áp lực lên kim loại màu vàng đưa giá vàng giao ngay giảm 4,3 USD về mốc 2.500 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay (2/9): Vàng SJC ở mức 79 – 81 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (2/9): Vàng SJC ở mức 79 – 81 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC đang được giao dịch với mức 79 – 81 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), chênh lệch giá mua - bán vàng SJC vẫn đang duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hiệu quả từ thực hiện chương trình OCOP thời gian qua được đánh giá tạo ra “làn gió mới” trong sản xuất và phát triển nông nghiệp Thủ đô. Trong đó, việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử (TMĐT) cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn TMĐT, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream)… mở ra hướng đi mới và đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã chú trọng thực hiện.
Xem thêm
Phiên bản di động