Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Khơi thông nguồn lực, phát triển Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô:

Bài 1: Đánh thức tiềm năng Tây Hồ

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp đô thị hóa mạnh mẽ, nhưng tại nơi đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Không chỉ vậy, lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Nâng cao trách nhiệm của đảng viên, nhân dân về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Xây dựng và quảng bá rộng rãi thương hiệu Sen Tây Hồ Sơn Tây: Hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên đạt được nhiều kết quả nổi bật

Gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Trong tâm thức của mỗi người dân Thủ đô ngàn năm văn hiến, không ai không biết đến vùng đất Tây Hồ với những giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc. Chẳng thế mà, trong nhiều tài liệu còn lưu lại thì nơi đây còn được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ” với thế đất “long phượng trình tường, phượng hoàng ẩm thủy”.

dao Nhat Tan
Quận Tây Hồ nổi tiếng với nghề trồng đào truyền thống.

Tây Hồ mang trong mình nhiều trầm tích văn hóa đặc sắc. Với không gian xanh rộng lớn lên tới 500ha, chu vi hồ Tây 14,8km, sắc xuân rạng rỡ trên những vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng hay sắc thu vàng rực nơi vườn hoa bãi đá sông Hồng, Thung lũng hoa hồ Tây cùng với hương sen Bách Diệp thơm ngát trên những đầm sen lộng gió vào mùa hè... đã góp phần tạo nên 4 mùa tươi đẹp giúp Tây Hồ níu chân du khách.

Cùng với đó, nét văn hóa truyền thống được bao thế hệ người dân vùng Bưởi, Thụy Khuê, Nhật Tân, Yên Phụ... gìn giữ trong những nếp nhà cổ ở những ngôi làng trong phố cũng góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa.

Xác định rõ những lợi thế có được từ vị trí địa lý và bề dày lịch sử cùng nền tảng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, Đảng bộ quận Tây Hồ đã xác định: “Quyết tâm phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ - du lịch văn hóa của Thủ đô”. Để hiện thực hóa mục tiêu quan trọng này, ngày 10/4/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/QU về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong đó, quan điểm xuyên suốt của quận là phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ - du lịch, văn hóa của Thủ đô; tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế của Tây Hồ như: Du lịch văn hóa gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa; các sản phẩm làng nghề truyền thống, lễ hội truyền thống và không gian sáng tạo, nghệ thuật biểu diễn, ẩm thực....

quat Tu Lien
Quất cảnh Tứ Liên nổi tiếng khắp vùng.

Điều lý thú trong phát triển công nghiệp văn hóa của quận Tây Hồ là trong khi nhiều nơi phát triển nghề truyền thống đi kèm nỗi lo về môi trường, thì các làng nghề của Tây Hồ lại góp phần làm đẹp cảnh quan. Làng hoa đào Nhật Tân là ví dụ. Theo đó, làng hoa này độc đáo ở chỗ, trong khi nhịp đô thị hóa thường khiến nghề nông mất đi, nhưng ở Tây Hồ nghề vẫn tiếp tục phát triển. Bí quyết nằm ở chỗ, người Tây Hồ chọn cho mình một lối đi riêng. Phần đông người Nhật Tân chuyển sang trồng đào thế. Với nghề truyền thống tích lũy qua nhiều thế hệ, đào Nhật Tân khác biệt hẳn so với những cây đào nơi khác. Và dĩ nhiên, nghề chẳng phụ người, người Nhật Tân “sống khỏe” với nghiệp trồng hoa.

Anh Trần Duy Thuần (vườn đào Tuấn Việt), nghệ nhân trẻ đam mê với nghề trồng đào ở Nhật Tân cho biết: Cây đào thế truyền thống của Nhật Tân luôn có sự cân đối hài hòa về tỷ lệ giữa gốc, cành, cành dăm. Không giống cây nơi khác, đôi khi người ta ghép những cành đào nhỏ vào gốc cây “khủng”, khiến cây trông mất cân đối. Kỹ thuật trồng đào Nhật Tân cũng cho những bông đào to, sắc thắm, cánh nở căng. Hơn hết, để giúp người tiêu dùng hiểu hơn về giá trị của đào Nhật Tân, những người trồng đào Nhật Tân đã biết ứng dụng truyền thông để lan tỏa vẻ đẹp, giá trị của cây đào.

Những “viên gạch” trong “công trình công nghiệp văn hóa”

Xác định sản phẩm làng nghề là “nguyên liệu” hoặc những sản phẩm “thô”, quận Tây Hồ triển khai các dự án, đề án để biến những sản phẩm thô này thành sản phẩm. Ngoài việc phát triển nghề trồng hoa thành những “Điểm du lịch 12 mùa hoa”, quận Tây Hồ còn có các đề án, dự án: “Điểm du lịch, dịch vụ văn hóa và phục dựng mô hình làng nghề giấy dó, phường Bưởi”, “Trung tâm giới thiệu và thưởng thức trà sen Tây Hồ”, “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề hoa đào Nhật Tân, quất cảnh Tứ Liên, xôi Phú Thượng”...

Để làng nghề truyền thống phát triển, các sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn vươn xa ra thị trường quốc tế, những người dân, nghệ nhân Tây Hồ nhận thấy mình phải nắm bắt cơ hội để giữ tinh hoa nghề truyền thống, phục vụ thị trường tốt hơn. Mỗi nghệ nhân, mỗi gia đình làm nghề đã có những đổi thay không hề nhỏ trong tư duy sản xuất, kinh doanh. Những người thợ ướp trà sen hay nhiều nghệ nhân, nông dân giỏi trồng quất, trồng đào..., họ trở thành những “viên gạch” trong “công trình công nghiệp văn hóa” mà quận Tây Hồ và cả Thành phố đang triển khai xây dựng.

quat Tu Lien
Những nghệ nhân đam mê với nghề truyền thống, sáng tạo cho ra những sản phẩm quất cảnh độc đáo, đáp ứng nhu cầu khách tiêu dùng.

Ông Ngô Văn Xiêm, nghệ nhân trong gia đình có 5 đời làm trà sen bộc bạch: “Nghệ thuật ướp trà sen là niềm say mê, niềm tự hào của người dân phường Quảng An, bởi thế mà từ đời này sang đời khác, nghề truyền thống ấy vẫn được tiếp nối như giữ lại một giá trị tinh túy cho mảnh đất và con người nơi đây. Vẫn là cách làm hoàn toàn thủ công, vẫn những nguyên liệu thơm ngon nhất cùng bí quyết gia truyền để tạo nên món quà độc đáo mang hương vị sen hồ Tây”.

Cùng chung tâm huyết giữ nghề truyền thống như gia đình ông Xiêm, ngôi nhà dưới con dốc nhỏ trên phố Tô Ngọc Vân, gia đình bà Ngô Thị Thân (phường Quảng An) luôn toả hương thơm ngát của những đóa sen. Bà Thân là con gái cụ Nguyễn Thị Dần, người gắn bó gần một thế kỷ với nghề làm trà sen, trò chuyện cùng bà Thân, chúng tôi nhận thấy, với niềm say nghề, lo lắng trà sen sẽ bị thất truyền, thấu hiểu những trăn trở của mẹ, bà Thân quyết định theo nghề làm trà sen với quyết tâm giữ nghề truyền thống của làng.

“Là người con Tây Hồ, lớn lên tôi tự thấy mình cần gìn giữ nghề truyền thống của cha ông, tôi theo và gắn bó với nghề làm trà sen mà mẹ tôi truyền lại. Làm trà sen, bà Thân vừa kế tục cách làm truyền thống, vẫn giữ lối ướp trà thủ công từ mấy mươi năm trước, không thêm bất kỳ một loại hương liệu nào khác ngoài mùi hương tự nhiên của sen vừa kết hợp những đổi mới, thích ứng với nhịp chảy của thời đại. Cứ vậy, trải qua gần 2 thế kỷ, gia đình tôi vẫn gắn bó, giữ gìn lấy nghề và lan truyền nét đẹp văn hóa của người Hà Nội”, bà Thân bộc bạch..

Không chỉ riêng nghề trà sen phường Quảng An, các nghệ nhân làng nghề quất cảnh Tứ Liên cũng không ngừng đổi mới để đưa sản phẩm quất truyền thống vươn xa ra thị trường. Cùng với trồng quất, các hộ dân khai thác phát triển du lịch ngay chính làng nghề.

“Từ sự đổi mới của làng nghề, những năm qua, làng quất Tứ Liên thu hút rất đông khách du lịch, chủ yếu là đoàn khách quốc tế tới tham quan. Mỗi du khách khi đến đây đều rất ngạc nhiên khi làng nghề đã có rất nhiều sản phẩm quất cảnh độc đáo. Mỗi năm làng nghề thu hút hàng nghìn du khách tới trải nghiệm, tham quan. Để thu hút khách, chúng tôi hướng tới mở tour du lịch thăm làng nghề quất cảnh. Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch liên kết với công ty du lịch mở tour du lịch đạp xe vòng quanh làng nghề. Chúng tôi đưa ra những tiêu chí vệ sinh môi trường để tạo ấn tượng đẹp trong mỗi du khách”, nghệ nhân Bùi Thế Mạnh, làng quất Tứ Liên bày tỏ.

Chia sẻ về định hướng phát triển nghề truyền thống trong thời gian tới, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết: Quận Tây Hồ sẽ triển khai đầu tư phát triển hạ tầng thuận lợi cho hoạt động du lịch ở làng nghề truyền thống. Quận cũng động viên, khuyến khích các nhà vườn thiết kế cảnh quan xứng tầm để khách đến thưởng ngoạn; đồng thời, triển khai giới thiệu vẻ đẹp các loại đào, các quy trình trồng, chăm sóc đào, quất… cho du khách. Không chỉ vậy, các làng nghề truyền thống cũng được định hướng sẽ kết nối với các danh thắng, các không gian trồng hoa lớn như: Thung lũng hoa, Bãi đá sông Hồng, các di tích, làng nghề trên địa bàn quận Tây Hồ để trở thành tour du lịch hấp dẫn, qua đó, nâng tầm giá trị cho làng nghề truyền thống.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngành Thông tin và Truyền thông chủ động ứng phó với bão số 3

Ngành Thông tin và Truyền thông chủ động ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Công điện số 05/CĐ-BTTTT về việc chủ động, khẩn trương ứng phó bão số 3 năm 2024 (tên quốc tế là Yagi). Công điện được gửi tới 24 Sở TT&TT, một số đơn vị trực thuộc Bộ và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông.
Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng, vùng gió mạnh trên cấp 8 có bán kính 250km. Đến sáng 7/9, bão Yagi cách Quảng Ninh khoảng 160km về phía Đông Đông Nam, mạnh cấp 13-14, giật cấp 17.
Nghệ An: Hơn 1.500 trường học tưng bừng khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Nghệ An: Hơn 1.500 trường học tưng bừng khai giảng năm học mới 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sáng 5/9, hơn 1.500 trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 trong không khí vui tươi, phấn khởi. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tham dự lễ khai giảng tại các trường
LĐLĐ Gia Lai tặng nhiều phần quà tiếp sức cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ Gia Lai tặng nhiều phần quà tiếp sức cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng 5/9, LĐLĐ tỉnh Gia Lai đã tổ chức 3 đoàn công tác đến dự, chúc mừng năm học mới và tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Hà Nội: Sẵn sàng các phương án ứng phó với bão số 3 (Yagi)

Hà Nội: Sẵn sàng các phương án ứng phó với bão số 3 (Yagi)

(LĐTĐ) Được dự báo nằm trên đường đi của tâm bão số 3, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều phương án ứng phó theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời sẵn sàng phương án khắc phục hậu quả sau mưa bão.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/9: Nắng nóng, oi bức trước khi bão số 3 đổ bộ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/9: Nắng nóng, oi bức trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 6/9, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng.
Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 5/9, trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Khuôn bánh trung thu, mặt nạ giấy bồi, đèn lồng, “tiến sĩ giấy”... từng gắn bó với biết bao thế hệ người Việt với những sự tích, câu chuyện của riêng mỗi món đồ chơi. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này ngày càng bị mai một. Nhiều người chỉ còn nhớ đến chúng như một món đồ chơi trong ký ức tuổi thơ mà quên đi những câu chuyện của riêng nó. Để rồi cho đến hiện tại, chỉ còn lại một vài người thợ già vẫn miệt mài làm đồ chơi truyền thống, để lưu giữ tinh hoa, để “giữ hồn” cho những món đồ đó không bị chìm vào dĩ vãng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

(LĐTĐ) Hòa chung không khí Ngày hội khai giảng năm học mới 2024 - 2025, sáng 5/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến động viên thầy, cô giáo và học sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ, quận Ba Đình.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong dự lễ khai giảng tại Trường THPT Minh Quang

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong dự lễ khai giảng tại Trường THPT Minh Quang

(LĐTĐ) Ngày 5/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã dự lễ khai giảng, động viên các thầy, cô giáo và học sinh Trường THPT Minh Quang (huyện Ba Vì, Hà Nội) nhân dịp năm học mới 2024 - 2025.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

(LĐTĐ) Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên

(LĐTĐ) Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh dự lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

(LĐTĐ) Cận kề Rằm tháng Tám, các làng nghề bánh trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội tất bật vào vụ. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giữ được thương hiệu, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được các cơ sở sản xuất bánh đặc biệt chú trọng.
Ấn tượng Du lịch Thủ đô dịp nghỉ Lễ

Ấn tượng Du lịch Thủ đô dịp nghỉ Lễ

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, Hà Nội như hóa thân thành một bản tình ca rực rỡ của lễ hội và di sản, thu hút 672.900 lượt du khách như những cánh bướm về với hoa. Thành phố nghìn năm văn hiến đã khoác lên mình một diện mạo mới, vừa trầm mặc cổ kính, vừa sôi động hiện đại, tạo nên một bức tranh du lịch đa sắc màu.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị theo dõi chặt chẽ dự báo và diễn biến thời tiết ảnh hưởng bởi bão số 3; tập trung các phương án phòng, chống úng ngập nội thành, ngoại thành; bảo đảm an toàn về người, tài sản và hoạt động sản xuất của nhân dân…
Hà Nội: Tập trung thực hiện chuyển đổi số

Hà Nội: Tập trung thực hiện chuyển đổi số

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy biên chế thành phố Hà Nội đã chủ trì hội nghị Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động