Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Chính thức khai hội Đình Chèm năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/6, quận Bắc Từ Liêm tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống Đình Chèm năm 2024. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ 19 - 21/6 (14-16/5 Âm lịch), nhằm tri ân công đức của Đức Thánh Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng - nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc và là người có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
Thi nấu chè kho - Nét đẹp văn hoá trong lễ hội Đình Chèm Đưa Đình Chèm trở thành Di tích lịch sử kiểu mẫu

Phát biểu khai mạc Lễ hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Tuyên nhấn mạnh: Từ ngàn năm nay, Đình Chèm vẫn là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân 3 làng gồm: làng Chèm (phường Thụy Phương), làng Hoàng và làng Mạc (nay là tổ dân phố Hoàng Xá và Hoàng Liên, phường Liên Mạc). Lễ hội truyền thống Đình Chèm, còn gọi là Pháp hội được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 Âm lịch hằng năm nhằm tri ân và tưởng niệm những chiến binh đã hy sinh vì đất nước.

Chính thức khai hội Đình Chèm năm 2024
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Tuyên phát biểu khai mạc Lễ hội Đình Chèm.

Lễ hội là sự kết hợp chặt chẽ giữ tín ngưỡng thờ thành hoàng làng với tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Chính vì vậy, Lễ hội Đình Chèm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân ba làng Chèm, Hoàng, Mạc nói riêng và nhân dân quận Bắc Từ Liêm nói chung; là sản phẩm sáng tạo thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Bản sắc văn hóa trong lễ hội Đình Chèm đã và đang được duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa của nhân dân trên địa bàn.

Lễ hội truyền thống Đình Chèm năm 2024 được tổ chức với quy mô cấp quận, diễn ra trong 3 ngày, từ 19 - 21/6. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ có các hoạt động tiêu biểu như: Rước nước trên sông Hồng, rước văn, lễ mộc dục, lễ phóng điểu (thả chim câu); các hội thi nấu chè kho, hội thi bơi, cờ người, tổ tôm điếm. Tham dự lễ hội nhân dân và du khách còn được thưởng thức chương trình nghệ thuật Đình Chèm “Dấu thiêng miền đất cổ”; giao lưu văn nghệ quần chúng chào mừng lễ hội…

Chính thức khai hội Đình Chèm năm 2024
Lễ rước nước đường thủy tại Lễ hội.

Để lễ hội diễn ra an toàn, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đề nghị lãnh đạo các phường Thụy Phương, Liên Mạc và Ban tổ chức lễ hội làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về lễ hội. Bố trí sắp xếp hàng quán, bãi trông xe, dịch vụ gọn gàng, khoa học, bảo đảm tính thẩm mỹ, thuận tiện cho nhân dân, bảo đảm an ninh trật tự, không để xảy ra mê tín dị đoan, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng, chống cháy nổ…

Là một người con phường Thụy Phương, anh Đinh Văn Công hiện đang làm việc tại Hải Phòng chia sẻ: Dù làm ăn ở xa nhưng cứ tới ngày 14/5 Âm lịch anh đều sắp xếp đưa vợ con về quê dự Lễ hội Đình Chèm. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm đối với bản thân anh cũng như người dân phường Thụy Phương. "Việc tham gia Lễ hội không chỉ đơn thuần là để cầu bình an, may mắn cho gia đình, dòng họ mà còn là dịp để tôi kể cho con cháu về lịch sử truyền thống quê hương, cho con chứng kiến nét đẹp văn hóa nơi quê cha, đất tổ", anh Công nói.

Chính thức khai hội Đình Chèm năm 2024
Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà đánh trống khai mạc Lễ hội.

Nằm bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, Đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm (còn gọi là đền Chèm, đền Lý Hiệu Úy, Thụy Hương từ) đã trải qua thăng trầm mấy ngàn năm lịch sử. Đình Chèm thờ chính Đức Hy Khang thiên vương Lý Ông Trọng, cùng Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung. Đức Hy Khang thiên vương Lý Ông Trọng sinh vào thời Hùng Duệ Vương, chí dũng song toàn, thông minh xuất chúng, được phong chức Chỉ huy sứ thống lĩnh quân đội.

Hùng Duệ Vương phong chức Chỉ huy sứ thống lĩnh quân đội. Khi Thục Phán An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, Ngài đã hết lòng phò tá Thục Phán lãnh đạo quân dân Âu Lạc đánh bại hàng chục vạn quân Tần sang xâm lược nước ta.

Để giữ tình hòa hiếu giữa hai nước, Ngài được An Dương Vương cử đi sứ nhà Tần và trở thành nhà ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Khi ấy biên giới phía Bắc nước Tần bị quân Hung Nô uy hiếp. Tần Thủy Hoàng phong Ngài chức Tư Lệ Hiệu Ủy thống lĩnh 10 vạn quân trấn ải Lâm Thao, uy danh chấn động đất Hung Nô. Vua Tần cảm phục phong tước Phụ Tín Hầu và gả công chúa Bạch Tịnh Cung cho Ngài.

Sau khi trở về nước, Ngài giúp dân diệt trừ thủy quái, khuyến khích nông tang (nghề làm ruộng và trồng dâu nuôi tằm), đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân. Sau khi mất, Ngài được nhân dân tôn thờ là Đức Thánh Chèm và lập đền thờ tại quê nhà.

Chính thức khai hội Đình Chèm năm 2024
Đoàn rước kiệu tại lễ hội.

Năm 1990 Đình Chèm đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội truyền thống Đình Chèm được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2016. Với những giá trị đặc sắc về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, Đình Chèm vinh dự đón bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2017.

Lễ hội truyền thống Đình Chèm được tổ chức cũng nhằm cụ thể hóa Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025"; Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội 2022 về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025; định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045".

Lê Thắm

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước trẻ em có thời hạn tùy theo độ tuổi: Cấp đổi khi 14, 25, 40, và 60 tuổi. Trẻ dưới 14 tuổi có thẻ sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

(LĐTĐ) Bão YAGI đang tiến vào biển Đông với cường độ ngày một tăng. Dự báo, YAGI có thể trở thành siêu bão, giật cấp 15, 16, 17 theo dự báo của một số quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Nhật...
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.

Tin khác

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

(LĐTĐ) Chiều 30/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022" chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

(LĐTĐ) Ngày 30/8, tại rạp Kim Đồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), đã diễn ra Lễ trao giải và triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng 2024 với chủ đề "Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới". Bà Vũ Thu Hà - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dự buổi lễ.
Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thành phố Hà Nội.
Gần 3.000 đầu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu tới bạn đọc

Gần 3.000 đầu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu tới bạn đọc

(LĐTĐ) Ngày 29/8, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức lễ khai mạc triển lãm sách kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai trương thư viện, không gian cà phê sách cộng đồng The Wiselands.
Chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024": Tôn vinh 79 năm Ngành Cơ yếu Việt Nam

Chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024": Tôn vinh 79 năm Ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Vào lúc 20h10 ngày 6/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên "Vinh quang thầm lặng 2024".
Phim "Hóa giải" đoạt giải Nhất Liên hoan phim ngắn Hà Nội lần thứ nhất

Phim "Hóa giải" đoạt giải Nhất Liên hoan phim ngắn Hà Nội lần thứ nhất

(LĐTĐ) Tối 28/8, Lễ bế mạc Liên hoan phim ngắn Hà Nội (Giải Sao Khuê) lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề "Vì một Hà Nội ngàn năm văn hiến" đã diễn ra tại Rạp Kim Đồng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện này là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lấy ý kiến hoàn thiện tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu văn hóa

Lấy ý kiến hoàn thiện tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 29/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thành phố Hà Nội.
Sinh viên thế hệ mới 2024: Đấu trường của những người trẻ dám chinh phục thử thách

Sinh viên thế hệ mới 2024: Đấu trường của những người trẻ dám chinh phục thử thách

(LĐTĐ) Chương trình truyền hình thực tế "Sinh viên thế hệ mới 2024" sẽ chính thức lên sóng VTV3 vào 20h00 Chủ nhật ngày 1/9, hứa hẹn mang đến một sân chơi đầy kịch tính và thử thách cho sinh viên Việt Nam. Với chủ đề "Dám", mùa giải năm nay đặt ra nhiều thách thức hơn, áp lực hơn cho các thí sinh trong hành trình chinh phục 5 vòng thi gay cấn.
Hồi hương tượng Nữ thần Durga, báu vật Champa chưa từng công bố

Hồi hương tượng Nữ thần Durga, báu vật Champa chưa từng công bố

(LĐTĐ) Sáng nay (28/8), tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã diễn ra Lễ công bố kết quả tiếp nhận, hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga kết hợp khai mạc trưng bày chuyên đề "Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian". Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, đồng thời kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động