Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đậm nét “hồn dân tộc” qua trang phục áo dài Trạch Xá

(LĐTĐ) Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Áo dài Trạch Xá sống mãi với thời gian Ngọt ngào hương sắc tháng 3

Tinh hoa ngàn năm áo dài Trạch Xá

Về Trạch Xá những ngày này, điều dễ nhận thấy đó chính là diện mạo nông thôn mới đã có nhiều đổi thay; bên cạnh những con đường làng trải bê tông sạch sẽ, là những ngôi nhà xây hiện đại, khang trang; những ngôi đình, đền lưu giữ dấu tích nghề xưa vẫn đang được người dân nơi đây bảo tồn, tôn tạo và phát triển.

Đậm nét “hồn dân tộc” qua trang phục áo dài Trạch Xá
Các trang phục truyền thống áo dài Trạch Xá đường biểu diễn và giới thiệu tại Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề xã Hòa Lâm, Ứng Hòa. Ảnh: Đỗ Đạt

Ông Tạ Văn Mạnh, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, thôn Trạch Xá tự hào kể về người “khơi nghề”: Đó chính là bà Nguyễn Thị Sen, một Thứ phi của vua Đinh Tiên Hoàng vào khoảng thế kỷ thứ X. Bấy giờ, bà có tài cắt may áo dài giỏi nên chuyên lo việc may mặc cho cả triều đình, nhất là các cung tần mỹ nữ, công chúa. Khi vua Đinh Tiên Hoàng qua đời (năm 979), bà đã tâu với Thái hậu Dương Vân Nga cho xuất cung, cùng các con trở về quê - làng Trạch Xá. Từ đây, bà phục hồi nghề trồng dâu nuôi tằm, truyền dạy cho người dân nghề may áo dài.

Biết ơn công lao ấy, sau khi bà mất, dân làng đã tôn là Thánh sư, Tổ nghề may áo dài Trạch Xá. Từ đó đến nay, trải qua hàng nghìn năm giữ nghề, với tài may vá khéo léo, mỗi năm có hàng nghìn người dân Trạch Xá rời quê hương đi lập nghiệp ở khắp các tỉnh, thành phố trên mảnh đất hình chữ S. Hằng năm, vào ngày 12 tháng Chạp là ngày giỗ của Tổ nghề Nguyễn Thị Sen, người đi làm khắp nơi trở về làng quần tụ. Những người ở phương xa không về được thì nhớ ngày rồi vái vọng.

Chia sẻ với phóng viên, Nghệ nhân Nghiêm Xuân Đạt - Giám đốc Hợp tác xã làng nghề may áo dài Trạch Xá cho biết, xưa các cụ cũng có tục truyền bí quyết nghề cho con trai mà không truyền cho con gái. Bởi lẽ, trước đây công việc này đòi hỏi người làm nghề phải đi lại nhiều, đi đến từng nhà cắt may theo yêu cầu. Nghề đòi hỏi chăm chỉ, chịu khó lại cẩn thận từng đường kim mũi chỉ sao cho thẳng, đều, chắc chắn và đẹp theo tiêu chuẩn “trong thì dán hồ, ngoài phô trứng nhện”. Vì vậy, người thợ may Trạch Xá có bí quyết riêng không dễ gì học được.

Ngày nay, nhiều người con gái làng Trạch Xá đã được truyền nghề và phát triển nghề rất tốt như: Hiệu may Mỹ Hạnh ở Ngã Tư Sở; Thanh Châu ở Mai Hắc Đế… Còn đối với con trai trong làng, sinh ra đã được truyền nghề từ thuở lên 6 lên 7 tuổi và được luyện rèn theo năm tháng.

Với Nghệ nhân Nghiêm Xuân Đạt, ông được thừa hưởng nét tài hoa từ người cha giỏi nghề, làm Chủ nhiệm Hợp tác xã May Bắc Sơn ở phố Bạch Mai. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thời kỳ kinh tế khó khăn, xu hướng mặc áo dài giảm, nhiều thợ may trong làng không có khách, anh Đạt đã đưa về làng các đơn hàng may mặc, vỏ chăn gối cho người làng may và cả đơn hàng khâu áo dài cho may xuất khẩu sang Australia... Từ đó, anh Đạt trở thành đầu mối kết nối cho bà con kiên trì tiếp tục làm nghề.

Đầu năm 2000, điều kiện kinh tế phát triển, thị trường sôi động trở lại, những thợ may gốc làng Trạch Xá từ khắp nơi hội tụ về quê để gây dựng làng nghề. Từ đây, có được nhiều đơn hàng, các công ty, xí nghiệp may, người dân Trạch Xá lại vững cây kim sợi chỉ khâu lên những tà áo dài mềm mại.

Cũng để gìn giữ và phát triển nghề may truyền thống áo dài, năm 2011, Hợp tác xã May áo dài Trạch Xá được thành lập, người thợ may Nghiêm Văn Đạt được bầu làm Chủ nhiệm, là người “đứng mũi chịu sào” cùng dân làng phát triển thương hiệu làng nghề. Năm 2012, anh Đạt đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân. “Nghề may áo dài cũng có những thăng trầm song người Trạch Xá vẫn luôn giữ nghề như giữ hồn quê trong từng nếp áo”, Nghệ nhân Nghiêm Xuân Đạt khẳng định.

Gìn giữ và phát triển “hồn dân tộc”

Làng Trạch Xá hôm nay đã đổi thay nhiều, những cửa hàng, cửa hiệu may áo dài xuất hiện trên đường làng, những ngôi nhà khang trang, đời sống người dân thêm trù phú. Ông Nghiêm Văn Miến, Trưởng thôn Trạch Xá cho biết, hiện nay đang là thời kỳ phát triển mạnh của nghề may áo dài Trạch Xá. Toàn thôn có 520 hộ dân thì có tới 80% tham gia làm nghề, trong đó có 200 hộ mở cửa hàng, cửa hiệu có quy mô và đơn đặt hàng khá lớn. Điều đặc biệt làm nên thương hiệu làng nghề Trạch Xá chính là nơi đây vẫn còn giữ nguyên nét truyền thống khâu tay với kỹ thuật đặc biệt. Từng chiếc áo dài được lên hình là từng số đo riêng vừa vặn với mỗi người chứ không phải may đại trà. Nay, thanh niên trong làng cũng theo nghề và tích cực mở rộng, phát triển nghề.

Tiếp nối truyền thống cha ông làng nghề Trạch Xá, anh Lê Quang Duy (36 tuổi) cầm cây kim đưa từng đường chỉ từ năm lên 10 tuổi, đến nay đã mở được cửa hàng riêng, thường xuyên thuê thêm 3 người thợ giỏi, còn những khi đơn hàng nhiều thì đưa về cho nhiều người cùng làm.

Anh Duy cho biết: “Nghề thủ công tưởng chừng đơn giản vậy thôi nhưng để thành thạo nghề đòi hỏi phải nhiều nỗ lực rèn luyện qua thời gian dài “3 tháng cầm kim, 3 năm ra nghề”.

Nét khác biệt làm nên thương hiệu Trạch Xá, không nơi nào có được là tà áo lúc nào cũng mềm mại, thướt tha. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải rất chăm chút khi đo và cắt sao cho “ngang canh thẳng sợi”; dùng tay cầm kim dọc sao cho không bị lệch hướng, khâu đường tà thật đều và đường chỉ nhỏ xíu, sợi chỉ được lựa chọn loại tốt, nhỏ, mịn và đắt nên chắc chắn. Chính vì vậy mà riêng công khâu áo dài Trạch Xá chừng 350.000 đồng/chiếc; còn lên áo thì phụ thuộc vào chất liệu vải, hoa văn đính kèm mà có giá khác nhau. Có những sản phẩm độc đáo như đính đá, thêu tay nghệ thuật… có giá 20 triệu đồng/bộ, có những bộ áo dài đặc biệt được khách đặt may lên tới 100 - 200 triệu đồng.

Có thể thấy, cùng với sự quan tâm của các cơ quan chức năng, cùng bề dày truyền thống và làng nghề áo dài Trạch Xá đang mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Và cũng đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển “báu vật” làng Trạch Xá, người dân làng nghề Trạch Xá đang mong muốn được Thành phố quan tâm đầu tư xây dựng điểm du lịch làng nghề có khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm để bảo tồn và phát triển sản phẩm mang đậm văn hóa Việt Nam, là biểu tượng hồn dân tộc.

Năm 2004, làng Trạch Xá đã được UBND tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) công nhận Làng nghề may áo dài truyền thống. Ngày 21/2/2024, làng nghề may áo dài Trạch Xá được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 5/9, trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Điều tra thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tại Mái ấm Hoa Hồng

Điều tra thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tại Mái ấm Hoa Hồng

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng hiện đang tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương và những người liên quan về hành vi bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng, đồng thời cũng làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại đây.
Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Chủ trì cuộc họp về diễn biến cơn bão số 3 (Yagi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục làm tốt công tác dự báo; đồng thời nhấn mạnh yếu tố không chủ quan trong ứng phó thiên tai.
Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

(LĐTĐ) Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề có nên áp thuế với phân bón hay không tiếp tục được thảo luận sôi nổi, với nhiều quan điểm khác nhau.
Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

(LĐTĐ) Bác sĩ Dương Thị Trà Giang (bác sĩ nội trú tại Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), luôn được đồng nghiệp và bệnh nhân quý mến khi mang trong mình sự nhiệt huyết với nghề y và lòng đam mê nghiên cứu khoa học. Với nhiều sáng kiến y khoa xuất sắc, chị đã góp phần chăm sóc sức khỏe sản phụ và thai nhi, được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

Tin khác

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Khuôn bánh trung thu, mặt nạ giấy bồi, đèn lồng, “tiến sĩ giấy”... từng gắn bó với biết bao thế hệ người Việt với những sự tích, câu chuyện của riêng mỗi món đồ chơi. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này ngày càng bị mai một. Nhiều người chỉ còn nhớ đến chúng như một món đồ chơi trong ký ức tuổi thơ mà quên đi những câu chuyện của riêng nó. Để rồi cho đến hiện tại, chỉ còn lại một vài người thợ già vẫn miệt mài làm đồ chơi truyền thống, để lưu giữ tinh hoa, để “giữ hồn” cho những món đồ đó không bị chìm vào dĩ vãng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

(LĐTĐ) Hòa chung không khí Ngày hội khai giảng năm học mới 2024 - 2025, sáng 5/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến động viên thầy, cô giáo và học sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ, quận Ba Đình.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

(LĐTĐ) Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.
Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

(LĐTĐ) Cận kề Rằm tháng Tám, các làng nghề bánh trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội tất bật vào vụ. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giữ được thương hiệu, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được các cơ sở sản xuất bánh đặc biệt chú trọng.
Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội xem xét, ban hành Nghị quyết “Danh mục kỹ thuật dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trên địa bàn thành phố Hà Nội và Danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Hà Nội” là chủ trương đúng, cần thiết, hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe, mọi người dân Thủ đô đều được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

(LĐTĐ) Thời điểm này, huyện Gia Lâm đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho năm học mới 2024 - 2025, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học. Do đó, mặc dù số lượng học sinh tăng lên nhưng với sự đầu tư của huyện và sự chuẩn bị của các trường, về cơ bản học sinh đều được bố trí đủ chỗ học.
Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

(LĐTĐ) Dự án Cụm công nghiệp Kim Bài là một trong những công trình được UBND thành phố Hà Nội chọn là công trình khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), nhằm góp phần vào tăng trưởng ngành công nghiệp theo chỉ tiêu của thành phố Hà Nội đề ra.
“Trái tim” công nghệ của Thủ đô

“Trái tim” công nghệ của Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư công nghệ cao, gắn kết nghiên cứu với sản xuất, hướng tới trở thành thành phố khoa học và công nghệ thông minh đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Từ năm 2024, người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

(LĐTĐ) Khi cái nắng cuối hè bắt đầu dịu bớt, phố Hàng Mã - con phố nổi tiếng giữa lòng Hà Nội - lại khoác lên mình một diện mạo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn bao giờ hết để chào đón mùa Trung thu đang đến gần.
Xem thêm
Phiên bản di động