Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hà Nội giữ vững trật tự trị an trong những ngày quyết chiến với B-52 của đế quốc Mỹ

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” được coi là đỉnh cao của quân và dân Thủ đô cũng như của cả miền Bắc trong cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong 12 ngày đêm chiến đấu vô cùng dũng cảm, kiên cường, quân dân Hà Nội cùng với toàn miền Bắc đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” vĩ đại, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không quy mô lớn nhất, tàn bạo nhất chưa từng có trong lịch sử của đế quốc Mỹ. Góp phần vào chiến công lừng lẫy đó, lực lượng Công an Thủ đô đã nêu cao phẩm chất vì nhân dân không quản hy sinh, sát cánh cùng bộ đội, dân quân tự vệ và nhân dân Hà Nội viết nên bản hùng ca chiến thắng.
Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972" - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại Bản hùng ca viết bằng ý chí Gắn biển công trình kỷ niệm 50 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
Hà Nội giữ vững trật tự trị an trong những ngày quyết chiến với B-52 của đế quốc Mỹ
Công an Hà Nội và lực lượng dân phòng tham gia cứu thương, cứu sập trên phố Nguyễn Thiệp (Ba Đình). Ảnh tư liệu.

Đầu tháng 8-1964, sau khi dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, đế quốc Mỹ đã cho máy bay đánh vào các căn cứ hải quân của ta, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Thủ đô Hà Nội, đầu não của cách mạng cả nước, trở thành một trong những chiến trường và địa bàn có tầm quan trọng quyết định đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Ngày 15-8-1965, Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế sang thời chiến nhằm phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, đời sống và chiến đấu... Công tác phòng không nhân dân và công tác sơ tán được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đây là công việc hết sức nặng nề của thành phố mà lực lượng Công an Thủ đô phải góp phần xây dựng chủ trương, kế hoạch và triển khai thực hiện.

Trước tình hình đó, Thành ủy đã chỉ đạo Công an Hà Nội cử một đoàn cán bộ vào các tỉnh Khu 4 để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm. Từ những kinh nghiệm quý báu mà các tỉnh bạn trao đổi, Công an Hà Nội đã vận dụng hiệu quả vào tình hình thực tế ở Thủ đô để tham mưu giúp cho thành phố ban hành nhiều văn bản, chỉ thị quan trọng về công tác phòng không nhân dân sau này. Đầu tháng 7-1966, đế quốc Mỹ lại mở chiến dịch “Sấm rền” tập trung đánh vào hệ thống xăng dầu và tiếp tục đánh phá Hà Nội ác liệt hơn. Để giữ vững an ninh Thủ đô trong mọi tình huống, lực lượng Công an Thủ đô bên cạnh thực hiện tốt công tác phòng không nhân dân, đã tập trung vào công tác đấu tranh trấn áp phản cách mạng, chống mọi hoạt động phá hoại như gây bạo loạn, đổ bộ tập kích vũ trang và tung gián điệp biệt kích. Nhờ xây dựng thế trận an ninh vững chắc nên lực lượng Công an Thủ đô luôn chủ động với tình hình, phát hiện kịp thời và đấu tranh có hiệu quả với mọi hoạt động của kẻ địch, góp phần làm thất bại thảm hại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc. Nhân dân miền Bắc sôi nổi bước vào thời kỳ mới, thời kỳ vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu và tiếp tục chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.

Công cuộc khôi phục kinh tế, củng cố hậu phương đang giành được những thắng lợi trên các mặt kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng thì đế quốc Mỹ lại mở cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đánh phá miền Bắc. Đầu năm 1972, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 20 (khóa III) đã chỉ rõ: “Động viên sức người, sức của hết lòng chi viện cho miền Nam và giúp đỡ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia... Nâng cao tinh thần cảnh giác và trình độ sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động chiến tranh mới của đế quốc Mỹ và tay sai, bảo vệ vững chắc sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Tại Hà Nội, thực hiện chủ trương sẵn sàng chiến đấu của Trung ương Đảng, ngày 3-2-1972, Thường vụ Thành ủy quyết định đưa một số đơn vị vào trực chiến và xác định nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Thủ đô. Ngày 19-4-1972, Thành ủy đã ra chỉ thị cho cơ quan, xí nghiệp khẩn trương sơ tán kho tàng, tài sản, hàng hóa ra khỏi thành phố và giao cho lực lượng Công an Thủ đô kiểm tra, đôn đốc việc sơ tán; chỉ đạo Sở Công an Hà Nội phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô, Trung đoàn 254 Công an vũ trang thành lập một bộ chỉ huy chung để thống nhất chỉ đạo, xây dựng và triển khai các phương án tuần tra cảnh giới, bảo vệ các mục tiêu và tiêu diệt biệt kích khi chúng nhảy dù vào thành phố; giao Sở Công an Hà Nội mở đợt công tác trấn áp những phần tử có thể gây nguy hại cho trật tự an ninh khi chiến tranh xảy ra, bắt tập trung giáo dục cải tạo 113 tên, truy tố 4 tên, cấm cư trú 2 tên, quản chế 1 tên. Đồng thời, tăng cường củng cố lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp, lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong nhân dân và bố trí ở các khu vực thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ cứu chữa các mục tiêu trọng điểm.

Đêm 18, rạng sáng 19-12-1972, đế quốc Mỹ huy động toàn bộ không quân chiến lược, không quân chiến thuật ở khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương gồm gần 200 máy bay B-52 và hàng nghìn máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát khác triển khai đánh phá cấp độ hủy diệt đối với các cơ sở kinh tế, quốc phòng, dân sinh, các tuyến giao thông huyết mạch các tỉnh, thành phố trọng điểm miền Bắc, tập trung chủ yếu ở địa bàn thành phố Hà Nội. Trong vòng 12 ngày đêm, Hà Nội đã trực tiếp đương đầu với 45 trận đánh bom (trong đó có 30 trận ban đêm) cấp tập với mức độ và quy mô hủy diệt diện rộng, 2.289 người bị giết hại, hơn 1.500 người bị thương, hơn 13.000 ngôi nhà bị phá hủy.

Lực lượng Công an Thủ đô chịu trách nhiệm chính trong việc hoạch định phương án bảo vệ sơ tán, thực hiện tốt các kế hoạch bảo vệ trật tự trị an ở đường phố, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm thiểu mọi thiệt hại khi địch bắn phá dù trong hoàn cảnh cam go nhất. Ngay sau khi lệnh sơ tán được phát ra thì lực lượng Công an Thủ đô với sự nỗ lực vượt bậc cùng sự tập trung cao độ đã phối hợp Sở Giao thông - Vận tải, các đơn vị có phương tiện và ngành vận tải của Trung ương bảo vệ thành công cuộc sơ tán cấp tốc, triệt để gồm 547.895 người trong tổng số 65 vạn dân ở các tiểu khu, khu phố nội thành, vùng trọng điểm (trong đó có 257.920 trẻ em) cùng khối lượng tài sản khổng lồ ra ngoại thành và về các địa phương lân cận, bảo đảm tuyệt đối an ninh, trật tự và an toàn. Đây là lần sơ tán được tiến hành hết sức khẩn trương và đạt kết quả cao nhất ở Thủ đô trong 8 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Bên cạnh đó, lực lượng Công an Thủ đô đã cùng với 58.060 lượt bảo vệ, dân phòng, công an xã, dân quân tự vệ và nhân dân tích cực tham gia công tác quan sát, báo động phòng cháy, bảo đảm giao thông - vận tải, tham gia cứu thương, cứu sập, tuần tra canh gác, tháo gỡ 101 quả bom nổ chậm, 160 quả bom xuyên, 220 quả bom sát thương và dọn dẹp hiện trường, ổn định mọi mặt sinh hoạt của thành phố sau mỗi đợt địch dội bom đánh phá.

Trong những ngày chiến đấu vô cùng ác liệt đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân chẳng quản ngại hy sinh, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác được giao, tiêu biểu như: Lực lượng bảo vệ an ninh thuộc các Đồn Công an số 42, 43, 44 (khu Đống Đa), số 31, 33 (khu Ba Đình), số 22, 23, 24 (khu Hai Bà Trưng), các đồn công an ở thị trấn Yên Viên, Gia Lâm và ở các huyện khác đều lập thành tích xuất sắc. Các đơn vị phòng cháy, chữa cháy, lực lượng xung kích chiến đấu mưu trí, dũng cảm, sáng tạo ngày đêm sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. Đội Cảnh sát bảo vệ cầu phà thuộc Phòng Cảnh sát giao thông ngày đêm bám trụ, đứng vững trên vị trí chỉ huy giao thông. Tổ cảnh sát bến phà Khuyến Lương đã phối hợp với bộ đội và nhân dân bắt được giặc lái. Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Uân, cảnh sát khu vực Đồn 23, khu phố Hai Bà Trưng dũng cảm cứu dân, cứu tài sản nhà nước, lấy thân mình che đạn cho dân. Đồng chí Phan Điện Biên, Cảnh sát giao thông Gia Lâm đã dũng cảm nhảy lên toa xe lửa đang cháy đập chốt tách toa hàng để bảo vệ tài sản nhà nước…

Tại cuộc đọ sức lịch sử này, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã đoàn kết một lòng, tập trung trí tuệ, sức mạnh, lòng quyết tâm và quả cảm lập nên chiến công bắn hạ 30 máy bay tối tân các loại của không quân Mỹ, trong đó có 25 “pháo đài bay” B-52 (chiếm 67,6% số B-52 bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc và chiếm 11,6% lượng máy bay được huy động tham gia chiến dịch). Đế quốc Mỹ muốn biến Hà Nội thành bãi chiến trường của cuộc đọ sức cuối cùng mà chúng tưởng nắm chắc phần thắng trong tay. Nhưng tất cả mọi tính toán điên cuồng đó đều bị đảo lộn hoàn toàn. Hà Nội đã chiến thắng, quân và dân Hà Nội đã làm nên một chiến công vô cùng chói lọi! Cả nước hướng về Hà Nội tin tưởng, mừng vui cổ vũ. Bạn bè năm châu hồi hộp, lo âu trước cuộc đụng đầu lịch sử đã vui mừng ca ngợi: Hà Nội là Thủ đô của phẩm giá con người, Việt Nam là lương tri của thời đại.

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” trước đối thủ có ưu thế nhiều mặt như đế quốc Mỹ chẳng thể mang tính ngẫu nhiên, nó đến từ việc huy động sức mạnh tiềm tàng của cả dân tộc, trong đó có sự chuẩn bị công phu và việc triển khai hiệu quả công tác bảo vệ trật tự trị an địa bàn, sẵn sàng ứng phó trước mọi tình hình. Thắng lợi giành được sau 12 ngày đêm đối đầu với lực lượng không quân và hải quân hùng hậu của Mỹ không chỉ là một thắng lợi trong chuỗi thắng lợi suốt 30 năm kháng chiến giành độc lập của dân tộc, mà hơn nữa lực lượng Công an Thủ đô đã góp phần tô thắm thêm truyền thống người Công an cách mạng, hết lòng, hết sức vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân quy mô lớn nhất, tàn bạo nhất trong lịch sử của đế quốc Mỹ. Với chiến thắng này, Hà Nội đã góp phần quyết định vào thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, buộc Mỹ ngày 27-1-1973 phải ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình.

Hà Nội giữ vững trật tự trị an trong những ngày quyết chiến với B-52 của đế quốc Mỹ
Công an Hà Nội phối hợp với lực lượng dân phòng tuần tra, canh gác, bảo vệ tài sản của Nhà nước nơi máy bay địch bắn phá, tháng 12-1972. Ảnh tư liệu

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cũng để lại những bài học sâu sắc về phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đây là nguồn cổ vũ, động viên và là hành trang của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau. Đó là bài học về củng cố và không ngừng tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Công an Thủ đô trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bảo vệ chính trị nội bộ và làm tốt việc quán triệt nhiệm vụ, giáo dục truyền thống “Hà Nội nghìn năm văn hiến”, truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, bài học về ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta. Ở vào hoàn cảnh nguy nan, cân não, điều đó càng thể hiện rõ ràng và phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả; đồng thời là yếu tố cốt lõi giúp lực lượng Công an Thủ đô có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự được Đảng, Nhà nước, ngành Công an và nhân dân tin tưởng giao phó. Cùng với đó là bài học cần kết hợp chặt chẽ giữa phòng không nhân dân với thế trận an ninh nhân dân; phát huy sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong mọi hoàn cảnh dù cam go nhất; duy trì phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc rộng khắp là bàn đạp vững chắc giúp bảo đảm an ninh, trật tự tại mỗi địa bàn. Làm tốt công tác tuyên truyền giúp quần chúng nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác và đẩy mạnh công tác bảo vệ nội bộ.

Vận dụng những bài học trên vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Thành ủy, lực lượng Công an Thủ đô ngày càng được củng cố và xây dựng vững mạnh, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đổi mới sâu sắc, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác công an, luôn gương mẫu, đi đầu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; kịp thời tham mưu Thành ủy, HĐND, UBND thành phố các chủ trương, chính sách, giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đồng thời hiệp đồng chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội thành phố và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Phát huy vai trò nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động; đấu tranh trấn áp làm giảm các loại tội phạm, tệ nạn, giữ vững ổn định chính trị, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại của Thủ đô.

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến công vĩ đại, hiển hách trong hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ chiến thắng này, đặt trọn lòng tin vào khối óc, bàn tay con người Hà Nội, con người Việt Nam, chúng ta chắc chắn rằng, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc ta nhất định thành công, Thủ đô yêu quý của chúng ta sẽ ngày càng giàu mạnh, văn minh, hiện đại, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, được nhân dân cả nước tin yêu, kỳ vọng. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - thắng lợi mang tính thời đại của quân và dân ta trước cuộc tập kích chiến lược đường không của đế quốc Mỹ năm 1972 sẽ còn sống mãi với Thủ đô yêu dấu và trong lòng mỗi chúng ta.

TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN PHONG

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương

———

Tài liệu tham khảo:

- Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội (1954-1975), Nhà Xuất bản Hà Nội, Hà Nội, 1995.

- Tổng kết lịch sử Công an nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nhà Xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2017.

- Công an Thủ đô - Biên niên sự kiện tập 2 (1954-1975), Công an thành phố Hà Nội, 1994.

- Công an Thủ đô - Những chặng đường lịch sử tập 2 (1954-1975), Công an thành phố Hà Nội, 1995.

Theo Hanoimoi.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 5/9, trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Điều tra thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tại Mái ấm Hoa Hồng

Điều tra thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tại Mái ấm Hoa Hồng

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng hiện đang tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương và những người liên quan về hành vi bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng, đồng thời cũng làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại đây.
Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Chủ trì cuộc họp về diễn biến cơn bão số 3 (Yagi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục làm tốt công tác dự báo; đồng thời nhấn mạnh yếu tố không chủ quan trong ứng phó thiên tai.
Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

(LĐTĐ) Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề có nên áp thuế với phân bón hay không tiếp tục được thảo luận sôi nổi, với nhiều quan điểm khác nhau.
Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

(LĐTĐ) Bác sĩ Dương Thị Trà Giang (bác sĩ nội trú tại Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), luôn được đồng nghiệp và bệnh nhân quý mến khi mang trong mình sự nhiệt huyết với nghề y và lòng đam mê nghiên cứu khoa học. Với nhiều sáng kiến y khoa xuất sắc, chị đã góp phần chăm sóc sức khỏe sản phụ và thai nhi, được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

Tin khác

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Khuôn bánh trung thu, mặt nạ giấy bồi, đèn lồng, “tiến sĩ giấy”... từng gắn bó với biết bao thế hệ người Việt với những sự tích, câu chuyện của riêng mỗi món đồ chơi. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này ngày càng bị mai một. Nhiều người chỉ còn nhớ đến chúng như một món đồ chơi trong ký ức tuổi thơ mà quên đi những câu chuyện của riêng nó. Để rồi cho đến hiện tại, chỉ còn lại một vài người thợ già vẫn miệt mài làm đồ chơi truyền thống, để lưu giữ tinh hoa, để “giữ hồn” cho những món đồ đó không bị chìm vào dĩ vãng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

(LĐTĐ) Hòa chung không khí Ngày hội khai giảng năm học mới 2024 - 2025, sáng 5/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến động viên thầy, cô giáo và học sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ, quận Ba Đình.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

(LĐTĐ) Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.
Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

(LĐTĐ) Cận kề Rằm tháng Tám, các làng nghề bánh trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội tất bật vào vụ. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giữ được thương hiệu, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được các cơ sở sản xuất bánh đặc biệt chú trọng.
Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội xem xét, ban hành Nghị quyết “Danh mục kỹ thuật dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trên địa bàn thành phố Hà Nội và Danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Hà Nội” là chủ trương đúng, cần thiết, hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe, mọi người dân Thủ đô đều được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

(LĐTĐ) Thời điểm này, huyện Gia Lâm đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho năm học mới 2024 - 2025, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học. Do đó, mặc dù số lượng học sinh tăng lên nhưng với sự đầu tư của huyện và sự chuẩn bị của các trường, về cơ bản học sinh đều được bố trí đủ chỗ học.
Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

(LĐTĐ) Dự án Cụm công nghiệp Kim Bài là một trong những công trình được UBND thành phố Hà Nội chọn là công trình khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), nhằm góp phần vào tăng trưởng ngành công nghiệp theo chỉ tiêu của thành phố Hà Nội đề ra.
“Trái tim” công nghệ của Thủ đô

“Trái tim” công nghệ của Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư công nghệ cao, gắn kết nghiên cứu với sản xuất, hướng tới trở thành thành phố khoa học và công nghệ thông minh đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Từ năm 2024, người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

(LĐTĐ) Khi cái nắng cuối hè bắt đầu dịu bớt, phố Hàng Mã - con phố nổi tiếng giữa lòng Hà Nội - lại khoác lên mình một diện mạo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn bao giờ hết để chào đón mùa Trung thu đang đến gần.
Xem thêm
Phiên bản di động