Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Huế một thời để nhớ!

Đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 4, ký ức về TP Huế ngày mới giải phóng lại ùa về. Những ngày tháng này đã hằn sâu trong tâm khảm  và tất cả như mới hôm nào…
hue mot thoi de nho Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn trở về Huế sau hơn nửa thế kỷ
hue mot thoi de nho Thừa Thiên-Huế khánh thành Bia chiến công 11 cô gái sông Hương
hue mot thoi de nho Huế vinh danh thành phố xanh Quốc gia năm 2016

Năm 1973, đơn vị tôi được lệnh vào chiến trường, bổ sung lực lượng cho mặt trận Thừa Thiên – Huế. Ngay sau khi đến địa điểm tập kết, đơn vị tôi nhận lệnh tiến về cao điểm 294…Tôi vì một sự cố bất ngờ nên phải ở lại và được phân công về trạm khách Quân khu.

hue mot thoi de nho
Huế luôn giữ đươc nét cổ kính, mộng mơ.

Trạm khách của chúng tôi đóng ở A Lưới, gần đường 14, nên ngày nào cũng được chứng kiến những đoàn quân rầm rập tiến về đồng bằng. Ngày ấy, chiến sự của ta và địch vẫn rất ác liệt. Nguỵ quân, nguỵ quyền Sài Gòn liên tục mở những cuộc tấn công lấn chiếm…

Không cầm súng trực tiếp nơi chiến trường nhưng ngày nào tôi cũng “cập nhật” được những thông tin từ chiến trường. Trạm khách Quân khu liên tục quân ra, quân vào nên không thiếu những thông tin nóng hổi.

hue mot thoi de nho
Huế giờ đây đang vươn lên phát triển mạnh mẽ (ảnh cầu vượt ngã ba Huế)

Vào một ngày trung tuần tháng 3, khi xách túi thuốc (tôi là y tá) xuống lán khách, bất chợt nghe được những lời bàn tán sôi nổi ở một đoàn cán bộ, mới từ miền Bắc vào. Họ hào hứng nói về ngày giải phóng miền Nam. Một vị khách trong đoàn phấn khởi: “Chỉ nay mai thôi, chúng ta sẽ tiến về giải phóng thành phố Huế thân yêu. Chúng ta đã giải phóng Tây Nguyên và tiếp đến là Trị Thiên - Huế…” Tôi nghe mà lòng rạo rực nhưng vẫn bán tin, bán nghi…

Mấy ngày sau, ngày 22/3, đơn vị tổ chức cuộc họp phổ biến tình hình chiến sự. Đồng chí Chính trị viên dõng dạc tuyên bố: “Mọi người hãy chuẩn bị tinh thần để tiếp quản Huế…”.

hue mot thoi de nho
Nhân dân TP Huế xuống đường ủng hộ Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam trước ngày giải phóng (ảnh Tư Liệu)

Tất cả còn đang ngơ ngác thì Chính trị viên cả cười: “Không ai tin à? Này nhé, 5 giờ sáng ngày hôm qua, Sư đoàn 324 và Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) đã đồng loạt nổ súng tiến công hệ thống phòng ngự của địch ở phía nam Thừa Thiên – Huế, cắt đứt giao thông đường số 1 đoạn Huế – Đà Nẵng, chính thức mở màn Chiến dịch giải phóng Thừa Thiên – Huế…”. Ông còn cho biết thêm, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 324) đã chiếm được các cứ điểm 224, 303 và Sư đoàn 324 đã chiếm được núi Bông...“Với đà tiến công thần tốc như thế này, chẳng mấy chốc quân ta sẽ tiến về giải phóng Huế…”, ông kết luận.

Hơn 40 năm, tôi đã có dịp trở lại Huế. Cảnh, người đã khác xưa nhiều lắm.

Đường phố đông đúc, nhộn nhịp gấp hàng chục lần, con người cũng tất bật, vội vã hơn xưa. Bất chợt, tôi thèm được thấy lại hình ảnh cô gái Huế thong thả dạo gót trên cầu Tràng Tiền ngày nào…

Bắt đầu từ hôm đó, ngày nào tôi cũng mang tấm bản đồ đã úa vàng ra đánh dấu bước tiến của quân ta theo tin tức phát ra từ chiếc radiô cũ mèm. Tin chiến thắng ở các chiến trường cứ dồn dập đổ về. Nào là, đêm 22-3, Sư đoàn 324 diệt chi khu Phú Lộc, chiếm đèo Mũi Né, Phước Tượng, đưa lực lượng ra bịt cửa Tư Hiền. Nào bộ đội Quân khu Trị Thiên đã làm chủ được sân bay Phú Bài...

Và rồi, cuối cùng, sáng ngày 26-3, chiến dịch giải phóng Thừa Thiên - Huế kết thúc thắng lợi. Thừa Thiên - Huế hoàn toàn giải phóng!

Ngay sau khi được giải phóng, đơn vị tôi được lệnh về Huế. Thủ trưởng đơn vị hạ lệnh: “Anh em chỉ mang theo quân, tư trang cần thiết, còn tất cả để lại.”. Chúng tôi nhanh chóng ra xe và theo đường 9 tiến vào thành Huế. Dọc đường, đơn vị chúng tôi hoà vào nhiều đoàn quân, xe, pháo cũng đang ùn ùn tiến về miền Nam.

Hai bên đường còn ngổn ngang súng ống, quân trang của địch bỏ lại cùng với dòng người dân, người đi vào, người lại đi ra. Trên đường vào Huế, nhiều cây cầu đã bị đánh sập, chúng tôi vượt sông bằng những chiếc cầu phao bắc tạm. Chỉ hơn một ngày hành quân, chúng tôi đã vào tới TP Huế. Đơn vị được bố trí đóng tạm tại một nhà dân, đã di tản, ngay cửa Mang Cá lớn. Sau này, tôi mới biết, chủ nhân ngôi nhà này là thiếu tá nguỵ, nổi tiếng ác ôn…

Huế những ngày đầu mới giải phóng vắng lặng. Người dân, ở lại, “thu mình” trong nhà. Đường phố chỉ có người lính giải phóng. Trước đó, do bị lừa phỉnh, họ những tưởng người lính Cụ Hồ như quỷ dữ…Họ sợ! Bất chợt gặp ai mang quân phục, họ đều khúm núm một “dạ”, hai “thưa”, gọi chúng tôi, còn đang măng sữa, bằng “ông...” Lạ lùng hơn, bọn trẻ nít còn “rình mò” xem chúng tôi có đuôi không ???…Nhưng chỉ một thời gian ngắn, khoảng cách này gần như bị xoá nhoà…

Ở tạm trước Mang Cá lớn mấy hôm, đơn vị tôi được chuyển về đóng ở khách sạn Thuận Hoá, chỗ ở trước kia của phái bộ 4 bên và căn biệt thự của tướng nguỵ Sài Gòn Ngô Quang Trưởng. Tôi là y tá của trạm khách Quân khu được ra ngoài thường xuyên. Chẳng là khi tiếp quản TP Huế, bọn địch để lại một kho tân dược ở Mang Cá bé, tôi được thường xuyên vào đó lấy thuốc về cho đơn vị.

Con đường vào Đại Nội tím ngắt mầu hoa bằng lăng và trên cầu Tràng Tiền đã xuất hiện những chiếc áo dài trắng muốt của nữ sinh Đồng Khánh. Huế đang trở lại nhịp sống bình thường. Chợ Đông Ba đã ồn ã tiếng người mua, kẻ bán. Món bánh xèo Huế, trước cửa Đại Nội, lại toả hương chào mời quyến rũ. Huế sau ngày giải phóng bắt đầu hồi sinh…

Ở lại Huế hơn một năm thì tôi chuyển ngành ra Hà Nội. Chỉ một năm thôi nhưng dấu ấn về Huế thân thương, mộng mơ vẫn vẹn nguyên. Tôi không thể nào quên được những buổi tối thứ bảy, được đơn vị cho ra phố chơi, tha thẩn bên bờ sông Hương, được nghe giọng hò mái nhì, mái đẩy mượt mà, tình cảm…

Tôi cũng cảm nhận được thế nào là thân phận người con gái sông Hương qua vần thơ của Tố Hữu, được học thời niên thiếu. Tôi cũng không thể quên được giọng nói của người Huế, nhỏ nhẹ, ấm áp, khiêm nhường đến nao lòng. Điều đặc biệt của người Huế là không bao giờ biết đến sự vội vàng. Ở họ toát lên thần thái làm chủ…Hình ảnh người nữ sinh Đồng Khánh thong thả dạo gót trên cầu Tràng Tiền mặc cho cơn mưa giông sầm sập kéo đến cứ ám ảnh khôn nguôi…

Hơn 40 năm, tôi đã có dịp trở lại Huế. Cảnh, người đã khác xưa nhiều lắm. Đường phố đông đúc, nhộn nhịp gấp hàng chục lần, con người cũng tất bật, vội vã hơn xưa. Bất chợt, tôi thèm được thấy lại hình ảnh cô gái Huế thong thả dạo gót trên cầu Tràng Tiền ngày nào…

Hà Thuỷ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 500 học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng được chăm sóc răng miệng miễn phí

Gần 500 học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng được chăm sóc răng miệng miễn phí

(LĐTĐ) Ngày 24/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng và Trường Tiểu học Tân Lập B tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí cho gần 500 học sinh nhà trường.
Dấu ấn văn hóa Thủ đô qua bảy thập kỷ kể từ Ngày Giải phóng

Dấu ấn văn hóa Thủ đô qua bảy thập kỷ kể từ Ngày Giải phóng

Bảy thập kỷ kể từ Ngày Giải phóng, Hà Nội đã trải qua một hành trình biến đổi văn hóa sâu sắc, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Từ ngày 10/10/1954, khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên Cột cờ Hà Nội, Thủ đô bắt đầu bước vào một kỷ nguyên mới, với những thay đổi toàn diện về văn hóa, xã hội.
Tái hiện những ngày tiếp quản Thủ đô qua 200 tài liệu quý

Tái hiện những ngày tiếp quản Thủ đô qua 200 tài liệu quý

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 24/9, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tổ chức sự kiện "Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Tiếp quản Thủ đô".
Vướng mắc về xử phạt hành vi để du khách trốn ở lại nước ngoài trái pháp luật

Vướng mắc về xử phạt hành vi để du khách trốn ở lại nước ngoài trái pháp luật

(LĐTĐ) Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản 2340/SDL-TTr kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT-DL) tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch (Nghị định số 45).
Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp

Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp

(LĐTĐ) Bước vào tuần thứ 3 sau khai giảng năm học 2024 - 2025 nhưng một số trường học tại Hà Nội vẫn ở trong tình trạng ngập úng. Với mong muốn học sinh sớm được đến trường học trực tiếp, nhiều giải pháp linh hoạt đã được lãnh đạo địa phương, đơn vị nhà trường thống nhất thực hiện.
Hành khách xúc động khi nhận lại gần 40 triệu đồng để quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại gần 40 triệu đồng để quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty vận tải Hà Nội thông tin, mới đây một hành khách đã xúc động khi nhận lại gần 40 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt tuyến số 32 - thuộc Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu (Chi nhánh Tổng Công ty vận tải Hà Nội).
Phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động trong khối giáo dục

Phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động trong khối giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thạch Thất đã và đang phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình, kế hoạch đã đề ra trong khối giáo dục.

Tin khác

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động