Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Đề xuất Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 Từ 1/1/2025: 7 trường hợp người sử dụng đất không được cấp sổ đỏ

Theo khảo sát của VCCI, năm 2023, điểm số trung bình chỉ số thành phần Tiếp cận đất đai chỉ đạt 6,75 điểm, giảm đáng kể từ con số 6,94 điểm năm 2022 và 7,01 điểm năm 2021. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp không gặp trở ngại về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh đã liên tục giảm từ 55,2% năm 2021 xuống 48% năm 2022 và 40,7% của năm 2023.

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai
Ảnh minh họa: BT

Tỷ lệ doanh nghiệp có thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua nhưng không gặp khó khăn chỉ còn ở mức 58,9%, trong khi năm 2022 là 80,1%. Tỷ lệ doanh nghiệp có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không có do thủ tục hành chính rườm rà hoặc lo ngại cán bộ nhũng nhiễu là 21,2%, gần tương đương mức năm 2022 (22,2%) và cao hơn đáng kể mức của năm 2021 (10,45%).

Cuối cùng, tỷ lệ doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai lên tới gần 73% vào năm 2023, trong khi năm 2022 và 2021 lần lượt ở mức 42,9% và 53,9%.

Những khó khăn chủ yếu mà doanh nghiệp gặp phải trong năm 2023 là gì? Đối với các doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục hành chính đất đai, trở ngại lớn nhất là thời gian giải quyết hồ sơ đất đai dài hơn so với thời hạn niêm yết của văn bản quy định (64%).

Kế đến là cán bộ tiếp nhận giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính không hướng dẫn đầy đủ (46%) và quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ đất đai không đúng với nội dung được niêm yết hoặc văn bản quy định (46%). Cùng với đó, là việc thực hiện các thủ tục xác định giá trị quyền sử dụng đất rất mất thời gian (44%) và giá đất không đúng với nội dung được niêm yết hoặc văn bản quy định (37%).

VCCI nhận định, trở ngại trong tiếp cận đất đai tiếp tục gia tăng, đòi hỏi những nỗ lực cải cách quyết liệt hơn trong thời gian tới.

Và bên cạnh những tỷ lệ đáng buồn trên thì dấu hiệu tích cực trong báo cáo PCI 2023 là tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Hợp đồng mua sắm của cơ quan nhà nước, đất đai và các nguồn lực kinh doanh khác chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với cán bộ chính quyền” chỉ còn 55,3% vào năm 2023, đã giảm liên tục từ mức 61,1% vào năm 2021 xuống 57,7% vào năm 2022. Như vậy, nguồn lực đất đai rơi vào “sân sau” của cán bộ chính quyền đang có xu hướng giảm.

Đây là một chỉ tiêu đo lường về doanh nghiệp “thân hữu”. Nếu nhìn vào con số 96,6% khi lần đầu tiên đo lường chỉ tiêu này vào năm 2013, thì con số 55,3% của năm 2023 là thực sự ấn tượng. Điều này cho thấy các nỗ lực phòng, chống các biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính được đưa ra tại Nghị quyết số 10/NQ-TW năm 2017 của Đảng đã mang lại những kết quả tích cực.

Cùng với đó, một trong những điểm mới của Luật Đất đai 2024 là tăng cường phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính và loại bỏ khâu trung gian trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm giảm đầu mối trung gian trong giao đất, cho thuê đất. Điều này giúp giảm thiểu thực hiện thủ tục hành chính đất đai, tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Đất đai, có 10 thủ tục hành chính về đất đai. Luật Đất đai (sửa đổi) cũng quy định rõ các nguyên tắc khi thực hiện các thủ tục này. Trong đó nêu rõ phải bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, chính xác giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Bảo đảm phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, lồng ghép trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tiết kiệm thời gian,chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền góp phần cải cách thủ tục hành chính. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật, không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.

Không chỉ quy định các thủ tục hành chính về đất đai, mà Luật Đất đai (sửa đổi) còn quy định rõ trách nhiệm đối với từng chủ thể trong thực hiện các thủ tục này. Việc quy định cụ thể từng thủ tục, phương thức công khai, cũng như quy định rõ trách nhiệm đến từng cơ quan, chủ thể liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính, Luật sẽ góp phần tăng cường tính minh bạch, cũng như nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong phối hợp, thực hiện các thủ tục hành chính. Qua đó, giúp giảm thiểu các chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

Tại lễ công bố Chỉ số PCI 2023 diễn ra ngày 9/5 vừa qua, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, năm 2024 đã được Chính phủ xác định là năm tăng tốc, bứt phá để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 05/1/2024, Chính phủ đã xác định chủ đề năm là “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững”. Chính phủ đã ban hành trở lại Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, với mục tiêu “cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp”.

Những chỉ đạo chính sách quan trọng này đang được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sẽ được chính quyền các địa phương thực hiện kịp thời, hiệu quả để góp phần quan trọng, thậm chí là quyết định tới việc thực hiện các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.
Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

(LĐTĐ) Bão số 3 có tên quốc tế là Yagi hoạt động trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông. Dự báo, từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày 3/9, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC08) cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 đến sáng 3/9), lực lượng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xử lý 5.845 trường hợp vi phạm trên cả đường bộ và đường thủy; tạm giữ 8 xe ôtô, 2.063 xe môtô, 17 xe thô sơ.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.

Tin khác

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thị trường siết chặt hành lang pháp lý và hạn chế nguồn cung chất lượng, những sản phẩm minh bạch, mang lại khả năng sinh lời vẫn chiếm thế “thượng phong”, được khách hàng săn lùng.
Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

(LĐTĐ) Được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy hoạch thành quận vào năm 2025, huyện Đông Anh đang trở thành tâm điểm đầu tư bất động sản của Hà Nội và được dự đoán sẽ là khu vực nóng tiếp theo của Thủ đô cho đầu tư bất động sản. Với giao thông ngày càng hoàn thiện, Đông Anh là nơi “hạ cánh” của hàng loạt cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực này.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

(LĐTĐ) Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, việc đấu giá đất vùng ven do các huyện thực hiện có giá cao vọt lên so với giá mặt bằng chung của thị trường, thậm chí có nơi gấp từ 2 - 3 lần. Hiện, Sở đang phối hợp với cơ quan Công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng đi “kích sóng” đất nền.
Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài xuyên đêm. Nhiều lô có giá đấu trúng gấp 10 lần giá khởi điểm, thậm chí có lô mức giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2, cao gấp gần 18 lần so với giá khởi điểm.
Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) thu hút 700 hồ sơ tham gia. Đáng chú ý, có nhà đầu tư tham gia đấu giá 17/19 lô đất.
Tiền sử dụng đất tại TP.HCM được tính thế nào với hồ sơ nộp trước ngày 1/8?

Tiền sử dụng đất tại TP.HCM được tính thế nào với hồ sơ nộp trước ngày 1/8?

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai 2024, trường hợp nộp hồ sơ mà cấp tỉnh đã quyết định điều chỉnh giá đất, tiền sử dụng đất được tính theo bảng giá đã điều chỉnh. Tuy nhiên, TP.HCM hiện chưa ban hành bảng giá đất điều chỉnh nên đang trình lên Thủ tướng để xin hướng dẫn cụ thể.
Xem thêm
Phiên bản di động